Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh An Giang chỉ đạo tất cả các lực lượng, người dân cùng vào cuộc, cương quyết xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép, buôn lậu phế liệu, rác thải đội lốt phế liệu.
Theo thống kê, từ đầu năm 2018, các mặt hàng rác thải, chất thải độc hại đội lốt phế liệu từ các nước trên thế giới vận chuyển đến Việt Nam gia tăng đột biến, trong thời gian gần đây tập trung vào các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ, như Kiên Giang, An Giang,… nguyên nhân là do chính quyền địa phương tại đây còn bị động, chưa có biện pháp xử lý quyết liệt.
Trong khi, An Giang là tỉnh có gần 100 km đường biên giới tiếp giáp Vương Quốc Campuchia; có 05 cửa khẩu (02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu chính, 01 cửa khẩu phụ). Với địa hình đồng ruộng bằng phẳng, có nhiều sông, kênh rạch, đường mòn, lối mở, nhất khi nước lũ dâng cao tràn ngập các tuyến đường thông qua biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu hoạt động, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.
Để đảm bảo trật tự an ninh; hạn chế tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh An Giang tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về phòng, chống tội phạm, đặc biệt là Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới…
Phó Thủ tướng yêu cầu An Giang phải chủ động nắm chắc tình hình, có giải pháp đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm hình sự, tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, tội phạm trộm cắp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực an ninh, trật tự, nhất là quản lý về cư trú, xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không để tội phạm lợi dụng; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ đối tượng, địa bàn; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; tham gia phát hiện, tố giác, cảm hóa, giáo dục và quản lý người phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Tỉnh An Giang phải tập trung chỉ đạo, quán triệt thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; quan tâm phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới để người dân khu vực biên giới có cuộc sống ổn định, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nhất là trong công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Các lực lượng chuyên trách về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Tỉnh phải chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ngay trong chính các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Kiên quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức tha hóa, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu; làm tốt công tác phối hợp lực lượng, kịp thời chia sẻ thông tin, nắm chắc từng đối tượng, tuyến, địa bàn, tập trung phát hiện, xác lập, triệt phá các “đường dây”, “ổ nhóm” buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, đặc biệt là các mặt hàng phế liệu, đường cát, thuốc lá, rượu,... Có các biện pháp bảo vệ cán bộ, chiến sỹ thi hành công vụ, người dân tham gia tố giác tội phạm...
Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng, các thủ đoạn gian lận thương mại, tác hại của việc tiêu thụ các mặt hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc để người dân không tiêu dùng các mặt hàng này, đặc biệt là trên hệ thống loa đài tại các trung tâm thương mại và các chợ đầu mối.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng các hình thức phong phú, phù hợp cho nhân dân, bà con khu vực biên giới để người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi gian lận thương mại khác...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.