Mùa xuống giống hồ tiêu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Đây cũng là thời điểm “tiêu tặc” lộng hành, cắt trộm dây hồ tiêu đi bán hoặc đem về trồng.
Thời gian qua, do giá tiêu hạt ở mức khá cao, người dân đổ xô đi trồng khiến nhu cầu về cây tiêu giống tăng cao. Hiện, một cành tiêu giống dài 25 – 30cm có giá 15.000 - 20.000 đồng. Trong khi đó, vào thời điểm này năm ngoái, một cành hồ tiêu giống như vậy chỉ có giá 5.000 – 10.000 đồng. Do giá tiêu giống tăng lên từng ngày, trong khi nguồn cung không đủ cầu nên tạo điều kiện cho “tiêu tặc” lộng hành.
Kẻ xấu cắt những cây hồ tiêu của người dân.
Mới đây nhất, vào đêm 25/4/2015, anh Nguyễn Quân, có rẫy tại khu vực xã Ea Yông (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), đã bị kẻ xấu vào cắt trộm mất 11 trụ tiêu đã được anh xuống giống hơn một năm, gây thiệt hại gần 2 triệu đồng. Điều đáng nói là vào đêm hôm đó, anh đã ra nằm canh giữ tiêu, nhưng do chăm sóc cho cây hồ tiêu vào ban ngày mệt, nên anh không hề hay biết kẻ trộm đột nhập rẫy mình, cắt trộm tiêu giống chỉ cách chỗ anh nằm 10m. Hiện anh Quân có 7 sào rẫy, trồng 500 trụ tiêu xen canh với cây càphê, tổng mức đầu tư lên tới 200 triệu đồng. Chính vì đã bỏ công sức đầu tư lớn như vậy nên gia đình anh Nguyễn Quân thay nhau coi rẫy cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không thoát được nạn “tiêu tặc”.
Anh Nguyễn Quân buồn bã bên những trụ hồ tiêu bị kẻ xấu đột nhập cắt trộm.
Ở gần khu vực rẫy nhà anh Quân, gia đình anh Huỳnh Công Tùng có 7 sào tiêu trồng được 2 năm, cũng bị tiêu tặc cắt trộm 40 trụ tiêu vào đêm 18/4/2015, làm thiệt hại gần 5 triệu đồng.
Trước tình hình nói trên, người dân cũng như các cơ quan chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát và kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm những tên trộm giống hồ tiêu để người nông dân yên tâm sản xuất.
Anh Thi - Duy Hòa
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.