Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 7 năm 2023 | 9:46

Biến đất trũng thành vựa sen tiền tỷ

Nhận thấy những diện tích đất trũng thấp bị bỏ hoang, không canh tác nhiều năm liền, gây lãng phí lớn, anh Lã Quang Khanh, xã Mê Linh (Mê Linh, Hà Nội) đã vận động bà con cho phép tiếp nhận sử dụng để phát triển mô hình trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Giá trị kinh tế thu về gấp 5 lần

Nhiều năm qua, những diện tích đất nông nghiệp tại thôn Liễu Trì (xã Mê Linh) thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Mỗi năm, bà con chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa nhưng năng suất thấp, giá trị kinh tế mang lại không cao. Người dân bởi vậy không mấy mặn mà với canh tác nông nghiệp truyền thống.

Anh Lã Quang Khanh vận chuyển sen cung ứng cho các đầu mối thu mua. Ảnh: Đỗ Trang

Nhận thấy nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, từ năm 2011, anh Khanh đã bàn với gia đình, xin thuê đất nông nghiệp của các hộ không canh tác để nuôi trồng thủy sản. Thời gian đầu mới bắt tay vào sản xuất, do thiếu kinh nghiệm, ít hiểu biết kỹ thuật nên giá trị đem lại từ nuôi trồng thủy sản chưa tương xứng với công sức bỏ ra.

Từ năm 2016, anh Khanh chuyển sang trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy hiệu quả tích cực từ trồng sen nên từ khoảng 5ha ban đầu, anh Khanh tiếp tục liên kết cùng bà con, mở rộng diện tích đến nay vào khoảng 50ha. Đây là tổng diện tích đất nông nghiệp của khoảng 500 hộ dân thôn Liễu Trì, bị bỏ hoang trong nhiều năm qua do điều kiện canh tác khó khăn.

Hàng năm, anh Khanh sẽ trả cho các hộ dân sản lượng 25kg thóc/sào thuê mướn. Ngoài ra, anh Khanh chấp thuận cho các gia đình được nhận đền bù tài sản trên đất nếu những diện tích này bị Nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mê Linh.

Hiện, gia đình anh Khanh đang trồng đa dạng các loại sen phục vụ nhu cầu chơi hoa, ướp trà. Ngoài ra, một phần diện tích được anh duy trì nuôi trồng thủy sản. Giá trị mang lại từ trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản cao gấp 5 lần so với canh tác lúa truyền thống.

Liên kết phát triển sản phẩm chất lượng cao

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, anh Khanh đã chủ động liên kết với nhiều đối tác, trong đó có Hợp tác xã Tâm Trà Thái (tỉnh Thái Nguyên) để cung cấp hoa sen ướp trà. Gia đình anh cũng tự xây dựng quy trình ướp trà riêng, mỗi năm cho ra thị trường khoảng 1 - 2 tấn trà sen.

Vừa qua, sản phẩm hoa sen, trà sen của hộ anh Lã Quang Khanh đã được huyện hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu “Bạch thiên sen Hải Linh”, được giới thiệu ở nhiều hội chợ, hội nghị... Việc tiêu thụ nhờ đó thêm phần thuận lợi, giúp mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình.

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Nguyễn Tiến Hùng, hiệu quả kinh tế từ trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản cao gấp nhiều lần so với canh tác lúa truyền thống. Do đó, huyện chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ dân đẩy mạnh mô hình trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản.

“Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại vùng trũng thấp, kém hiệu quả sang trồng sen, huyện sẽ đưa sản phẩm sen vào chế biến sâu để hoàn thiện sản phẩm, tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023” - ông Nguyễn Tiến Hùng thông tin thêm.

Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí đánh giá, sản phẩm hoa sen, trà sen tuy mới phát triển nhưng đã được huyện Mê Linh rất quan tâm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và đưa đi các hội nghị, hội chợ để quảng bá, giới thiệu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trên địa bàn mong muốn tiếp cận mô hình kinh tế mới, có tiềm năng giá trị cao ở nông thôn.

Đại diện Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cũng cho rằng, muốn phát triển bền vững nghề trồng sen, huyện Mê Linh cần nghiên cứu định hướng phát triển để hình thành một làng nghề.

Trong đó kết hợp giữa sản xuất và du lịch ở làng sen nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tiện tích, đáp ứng nhu cầu của người dân, từ đó góp phần cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

Trọng Tùng (kinhtedothi.vn)

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top