Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2023 | 9:48

Cao nguyên đá Đồng Văn ngày càng khởi sắc

Huyện Đồng Văn (Hà Giang) huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM đi vào đời sống của người dân và đạt được nhiều kết quả quan trọng theo đúng lộ trình đề ra, góp phần tạo diện mạo nông thôn vùng cao biên giới.

Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 150 km về phía bắc, là huyện cực bắc của Việt Nam; trên địa bàn huyện hiện có 17 dân tộc sinh sống, gồm: Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giáy, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Cơ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Thái. Trong đó dân tộc Mông chiếm phần lớn.

Cột cờ Lũng Cú - Địa danh nơi địa cực Bắc Tổ quốc

Với hơn 90% người dân sống bằng nghề nông, hơn 10 năm về trước, khi nhắc đến huyện Đồng Văn, ai cũng nghĩ tới mảnh đất nghèo khó nơi biên cương. Đường sá đi lại hết sức khó khăn, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất khan hiếm, đời sống người dân thiếu thốn đủ bề, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính tự cung tự cấp.

Người dân xã Tả Lủng (Đồng Văn) vui mừng trước thành quả xây dựng Nông thôn mới do "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Về Đồng Văn hôm nay, vùng quê nghèo ấy đã có nhiều sự đổi thay, đường giao thông đi lại, vận chuyển hàng hoá nông sản thuận tiện, sạch đẹp làm cho người dân hết sức phấn khởi. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương… (Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn, nhiệm kỳ 2020-2025) đã đặt ra chỉ tiêu đưa 2 xã “về đích” xây dựng NTM. Đến nay, sau nửa nhiệm kỳ, đã thành công đưa xã Lũng Cú hoàn thành các tiêu chí. Toàn huyện có 12 thôn đạt chuẩn NTM; tổng số các tiêu chí đã đạt được là 191 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 11 tiêu chí. Tiếp tục chương trình mục tiêu xây dựng NTM, năm 2023, toàn huyện tập trung thực hiện nâng cao các tiêu chí hoàn thành, khắc phục tiêu chí bị tụt, duy trì xã đạt chuẩn và thực hiện tiêu chí nâng cao.

Hệ thống giao thông nông thôn ở Đồng Văn có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Trong đó, đặt mục tiêu thực hiện tăng thêm 21 thôn đạt chuẩn NTM, 11 thôn NTM đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 16 nhà văn hoá thôn, hỗ trợ 23 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, hỗ trợ nước phân tán cho 840 hộ, đã thẩm định, phê duyệt hồ sơ công trình, dự án phát triển sản xuất…

Để công tác xây dựng NTM đạt hiệu quả, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, nội dung, chủ trương, phương pháp xây dựng NTM đến người dân; đẩy mạnh phong trào thi đua “Quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM”; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh môi trường; phát triển sản xuất, tăng thu nhập; triển khai thực hiện các tiêu chí, nội dung không cần đến sự đầu tư hỗ trợ từ nhà nước như: Công tác vệ sinh hộ gia đình, xây dựng các hạng mục công trình vệ sinh.

Diện mạo giao thông Lô Lô Chải đang từng bước phát triển

Trong 7 tháng đầu năm 2023, thực hiện tuyên truyền thông qua các buổi họp chợ, họp thôn, chi bộ, hội nghị… được 269 buổi, với gần 12.000 lượt người nghe; thông qua kịch nói, văn nghệ quần chúng được 194 buổi với hơn 6.500 lượt người tham gia; chiếu phim lưu động được 80 buổi với trên 4.100 lượt người tham gia; Tin thời sự, phóng sự, chuyên mục, chuyên trang trên các trạm FM không dây 357 tin; phổ biến trên 300 văn bản trên trạm FM không dây; cổ động trực quan, biển panô, biển tường, tranh cổ động 197 bộ.

Người dân xã Lũng Cú tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn

Cùng với đó, chương trình xây dựng NTM được huyện triển khai bám sát định hướng, thực hiện đồng bộ 19 tiêu chí NTM; các cấp, ngành, các xã rà soát, đánh giá hiện trạng các tiêu chí trong năm để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Phát động phong trào thi đua thực hiện xây dựng NTM gắn với cải tạo vườn tạp. 7 tháng đầu năm, toàn huyện tổ chức ra quân xây dựng NTM, cải tạo vườn tạp được gần 70 buổi với gần 5.000 người tham gia; hiến được trên 6.800 m2 đất; đóng góp trên 2.300 ngày công; đóng góp được 650 triệu đồng tiền mặt; nhân dân thực hiện láng và bó nền nhà 41 hộ; xây dựng 50 công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, 21 bể nước. Đồng thời, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu như: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện phát triển hạ tầng - kinh tế. Đến nay, 14/17 xã đạt tiêu chí điện nông thôn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 95%; 12/17 xã hoàn thành tiêu chí giao thông; 12/19 xã, thị trấn đã có hội trường văn hóa đa năng cấp xã; 153/225 thôn đã có nhà văn hóa, khu thể thao thôn.

Ông Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Phong trào xây dựng NTM của huyện thực sự đi vào đời sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng theo đúng lộ trình đề ra, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo diện mạo nông thôn vùng cao huyện Đồng Văn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế, tiến độ thực hiện các chỉ tiêu xây dựng NTM ở một số xã còn chậm; nguồn lực thực hiện chương trình so với nhu cầu để đạt được các mục tiêu, tiêu chí còn thấp; vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước... Đây là những hạn chế cần khắc phục kịp thời để chương trình xây dựng NTM thực sự đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top