Những năm gần đây, Hội Thủy sản và Làm vườn (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh) đã thực hiện xây dựng mô hình kết hợp chuyển giao kỹ thuật về lĩnh vực cây trồng và thủy sản..., hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.
Hiệu quả mô hình
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tận dụng các điều kiện sản xuất (ao, chuồng trại chăn nuôi, vườn tạp…) có sẵn đang được ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo và vận động người dân tận dụng hiệu quả để đưa các mô hình chuyển giao trên cây trồng, vật nuôi mang tính gần gũi, dễ áp dụng cho hộ thực hiện.
Kỹ sư Nguyễn Hùng Mận, Phó chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh, cho biết: Tuy thực hiện với số lượng mô hình chuyển giao, kết hợp với tập huấn kỹ thuật cho nông dân không nhiều, nhưng đây là những mô hình có tính gần gũi với điều kiện, tập quán canh tác, sản xuất của nông dân. Trong đó, các mô hình triển khai nhằm làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân trong ứng dụng sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ (trên cây ăn trái: quýt, bưởi…) và thị trường tiêu thụ nội địa (mô hình nuôi ếch, lươn, cá chạch lấu…).
Kỹ sư Nguyễn Hùng Mận (bìa trái) kiểm tra đàn ếch bố mẹ trong mô hình sản xuất ếch giống tại hộ ông Huỳnh Hòa Định.
Qua tiếp cận các mô hình sau khi chuyển giao cho nông dân, tại địa phương đã hình thành và phát triển các tổ hợp tác trong nuôi thủy sản, canh tác cây ăn trái với sự tham gia của các hộ nông dân được đầu tư mô hình.
Vừa qua, Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh triển khai mô hình “sản xuất ếch giống và nuôi ếch thương phẩm quy mô hộ gia đình” tại hộ ông Huỳnh Hòa Định, ấp II, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè. Mô hình có tổng diện tích 20m2 (2 ao). Trong đó, ao sản xuất ếch giống thả 5 cặp ếch bố mẹ (sau thời gian 60 ngày, đạt tỷ lệ sống 50%, với 5.000 con ếch giống); sau đó ếch giống được chuyển sang ao nuôi ếch thịt.
Nói về hiệu quả của mô hình nuôi ếch giống kết hợp ếch thịt, ông Định chia sẻ: Đây là mô hình có vốn đầu tư không nhiều (khoảng 10 triệu đồng) và tận dụng được diện tích ao, hồ xung quanh nhà hoặc làm ao nổi, hay các chuồng nuôi heo bỏ trống. Mô hình giúp gia đình chủ động về nguồn ếch giống (tự sản xuất). Vì vậy, trong thời gian tới, gia đình vừa kết hợp nuôi ếch thịt, vừa đẩy mạnh việc sản xuất ếch giống tại địa phương nhằm cung cấp cho các hộ nuôi trong xã. Hiện nay, nhu cầu phát triển nuôi ếch thịt rất lớn, do giá ếch thịt ở mức khá cao (40.000 - 45.000 đồng/kg). Sau thời gian nuôi 3-3,5 tháng, trừ chi phí, người nuôi lời khoảng 10.000-12.000 đồng/kg ếch thịt.
Thay đổi tập quán canh tác
Từ đầu năm 2022 đến nay, Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện mô hình nuôi ếch ở xã Thạnh Phú (huyện Cầu Kè); mô hình nuôi cá chạch lấu cho 2 hộ ở 2 xã Đại Phúc (huyện Càng Long), Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), quy mô 1.000 con cá/hộ; mô hình nuôi lươn không bùn cho 4 hộ ở các xã Nhị Long, Nhị Long Phú (huyện Càng Long), quy mô 1.000 con giống/hộ và mô hình khôi phục, cải tạo vườn trồng quýt đường theo hướng hữu cơ cho 6 hộ ở ấp Long Trị, xã Bình Phú (huyện Càng Long), diện tích 2.000m2/hộ.
Theo KS. Nguyễn Hùng Mận, các mô hình được đơn vị đầu tư, chuyển giao sẽ giúp nông dân gia tăng thu nhập trong kinh tế hộ qua tận dụng các điều kiện sẵn có của gia đình để sản xuất; ổn định và duy trì các vùng sản xuất về cây đặc sản đã được công nhận về thương hiệu (quýt đường Long Trị), thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống sang sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ. Nông dân tham gia mô hình vừa kết hợp giữa kinh nghiệm và tiến bộ kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất ngày càng đạt hiệu quả cao trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay…
Dự kiến, năm 2023, Hội Thủy sản và Làm vườn tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục xây dựng và chuyển giao 3 mô hình trong lĩnh vực thủy sản để nông dân vùng ven biển tận dụng có hiệu quả việc sản xuất xen canh trong vuông ao tôm, như mô hình nuôi cá chốt nghệ trong ao tôm, nuôi cá trê, nuôi cá sặc rằn…
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.