Sầu riêng được giá, hiện tại đang xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác trên thế giới.
Ngày 21/7, tại Đồng Nai, Hội Làm vườn Việt Nam -Chi nhánh phía Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Cơ hội và thách thức phát triển ngành sầu riêng Việt Nam”.
Diễn đàn có sự tham dự của ông Lê Thanh Tùng, Phó cục Trưởng Cục trồng trọt - Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam; ông Nguyễn Văn Mười, Phó Trưởng Chi nhánh phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam; ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật; các đại diện doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân,…
Sầu riêng ORANIC THANH HÀ, sản phẩm được trưng bài tại Diễn đàn
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2017 đến nay, do giá sầu riêng ở mức cao, hiệu quả sản xuất mang lại cho người sản xuất là rất lớn, là cây làm giàu cho người nông dân tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ; vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng; vùng Đông Nam bộ như Đồng Nai, Tây Ninh.
Cụ thể là diện tích sầu riêng tăng rất nhanh trong 5 năm trở lại đây, tính đến cuối năm 2022, cả nước phát triển được hơn 110.000 ha sầu riêng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2017 (37.00 ha). Trung bình mỗi năm diện tích sầu riêng tăng 24,5% trong giai đoạn này.
Cây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác, do đó nông dân đã mở rộng diện tích sản xuất nhanh chóng thông qua trồng xen trong các vườn cà phê tại Tây Nguyên, trồng xen trong vườn cây ăn quả, nhất là chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng cây sầu riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, diện tích sầu riêng cả nước khoảng 110,3 nghìn ha, diện tích cho thu hoạch 54,4 nghìn ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng 849,1 nghìn ha. Trồng tập chung tại 4 vùng tại miền Nam, vùng Tây Nguyên có diện tích lớn nhất 51,4 nghìn ha, sản lượng 336,4 nghìn tấn, so cả nước bằng 46,7% diện tích và 39,6% sản lượng.
Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 33 nghìn ha, sản lượng 372 nghìn tấn, so cả nước bằng 29,9% diện tích và 43,8% sản lượng. Thứ 3 là vùng Đông Nam bộ có diện tích 20,8 nghìn ha, sản lượng 122,9 nghìn tấn, so cả nước bằng 18,9% diện tích và 14,5% sản lượng. Thứ 4 là vùng Duyên hải Nam Trung bộ có diện tích 5 nghìn ha, sản lượng 17,8 nghìn tấn, so cả nước bằng 4,2 % diện tích và 2,1% sản lượng.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt gần 850 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cả năm 2022 . Dự kiến xuất khẩu sầu riêng cả năm 2023 của Việt Nam sẽ tăng mạnh, đạt 1,2 đến 1,5 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2022.
Sầu riêng là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai với diện tích gần 11.400 ha, sản lượng khoảng 70 nghìn tấn. Cùng với phát triển sản xuất, tỉnh Đồng Nai đang tích cực thực hiện theo quy chuẩn của các thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở đóng gói và 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích trên 820 ha, sản lượng khoảng 20 nghìn tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh đã hoàn thiện 61 hồ sơ vùng trồng với diện tích gần 1.800 ha và 4 cơ sở đóng gói sầu riêng gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số.
Đây là cơ sở, tiền đề đảm bảo việc xuất khẩu sầu riêng chính thức, ổn định bền vững; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người nông dân Đồng Nai. Đáng chú ý là vào ngày 16/6/2023 tỉnh Đồng Nai cũng đã long trọng tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Thuận lợi có, nhưng khó khăn cũng nhiều, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục Trưởng Cục trồng trọt - Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng, việc tăng diện tích trồng quá đột ngột, kỹ thuật canh tác và thu hoạch chưa họp lý, tranh mua tranh bán dẫn đến chất lượng thấp, không đạt hiệu quả kinh tế đã làm ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu sầu riêng trong và ngoài nước. Chặt phá những loại cây khác để trồng mới qua sầu riêng ở những khu vực đất đai, điều kiện tưới tiêu và thổ nhưỡng không phù họp với cây sầu riêng cũng là một khó khăn và hạn chế cần có hướng khắc phục.
Thách thức đặt ra cho cây sầu riêng là tình hình sâu bệnh hại trên các vườn sầu riêng khá nhiều, nông dân quản lý chưa tốt dẫn đến tăng chi phí phòng trừ, khó khăn cho việc sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đó, nông dân chưa được tập huấn về quy trình canh tác cây sầu riêng nên rất thiếu thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa, quản lý sâu bệnh hại để đảm bảo năng suất, chất lượng sầu riêng như các vùng trồng truyền thống.
Một vấn đề thách thức nữa là yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, điều kiện đảm bảo vệ sinh thực phẩm của các thị trường xuất khẩu ngày càng cao, trong khi áp dụng giải pháp kỹ thuật còn hạn chế, xuất khẩu sẽ gặp khó khăn nếu chưa có sự thay đổi kịp. Biến đổi khí hậu và tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến vùng sản xuất sầu riêng.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, phát biểu tại Diễn đàn.
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc canh tác, thu hoạch sầu riêng được mùa được giá trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện đúng quy trình đăng ký mã số vùng trồng theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và PTNT, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong canh tác và thu hoạch, kể cả bảo quản và vận chuyển trong việc tiêu thụ, ông Tùng nhấn mạnh.
Qua đó, công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn cần được giám sát chặt chẽ để phục vụ xuất khẩu.
Vì thế, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai đã triển khai các Văn bản số 3093/SNN – TTBVTV&TL về việc triển khai Văn bản số 4759/UBNBKTN ngày 16/5/2023. Tờ trình số 2017/TTr – SNN triển khai thực hiện Chỉ thị số 1838/CT – BNN – BVTV ngày 28/03/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.