Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2023 | 8:35

Để phụ nữ nông thôn vững vàng tự chủ và đóng góp lớn trong nền nông nghiệp

Syngenta tin rằng khi người phụ nữ nông thôn vững vàng trên con đường tự chủ kinh tế và hạnh phúc gia đình, họ có thể đem lại những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Chị em nông dân đã được đội ngũ Syngenta hướng dẫn cách áp dụng những công nghệ hiện đại vào canh tác.

“Syngenta luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ nâng bước cộng đồng phụ nữ vùng nông thôn nhằm phổ biến những kiến thức bổ ích, giúp họ cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống. Chúng tôi hỗ trợ tôn vinh nét đẹp lao động nữ nông dân Việt Nam, giúp họ nâng cao tiếng nói trong sản xuất nông nghiệp. Syngenta tin rằng khi người phụ nữ nông thôn vững vàng trên con đường tự chủ kinh tế và hạnh phúc gia đình, họ có thể đem lại những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam".

Đó là nhấn mạnh của ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tại Hội thảo Nâng bước phụ nữ nông thôn Việt” do Syngenta vừa tổ chức ở TP. Cần Thơ. Chương trình nhằm ghi nhận những đóng góp của “một nửa thế giới” trong phát triển nông nghiệp. Chương trình còn mang đến những kiến thức bổ ích trong canh tác và kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng dành cho nông dân nữ.

Vị thế phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lao động nữ trong nông nghiệp chiếm 47,4%, riêng trong hợp tác xã (HTX) chiếm đến 80%. Những con số này cho thấy phụ nữ đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp .

Tuy nhiên, vai trò, vị thế của nông dân nữ vẫn chưa được ghi nhận xứng tầm. Lao động nữ khu vực nông thôn đang chịu nhiều hạn chế hơn nam giới về cơ hội học tập, tiếp cận thông tin, ít được ghi nhận thành quả trong công việc. Trong khi đó, ngày nay, phụ nữ không chỉ tham gia vào các hoạt động canh tác truyền thống mà còn đảm nhận nhiều khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Phụ nữ đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, đảm nhận nhiều khâu quan trọng trong chuỗi giá trị. 

Áp lực từ vai trò “kép” 

Là lực lượng lao động chính trên đồng ruộng, song theo báo cáo năm 2021 từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phụ nữ đang không đảm nhiệm nhiều vị trí ra quyết định so với nam giới. Bên cạnh đó, lao động nữ nông thôn cũng ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật trong canh tác, dẫn đến việc họ dễ gặp rủi ro hơn trong quá trình sản xuất, trong việc gia tăng năng suất và chất lượng nông sản. Điều này tạo ra nhiều bất lợi và thử thách cho nông dân nữ, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải áp dụng nhiều kiến thức, công nghệ canh tác mới vào hoạt động sản xuất.

Báo cáo của ILO cũng chỉ ra rằng, tuyệt đại đa số nông dân nữ dành trung bình 20,2 giờ/tuần để làm việc nhà, chăm sóc con cái, gia đình – thời lượng này cao gấp đôi so với nam giới (10,7 giờ/tuần). Áp lực từ vai trò “kép” này khiến phụ nữ khu vực nông thôn có ít thời gian nghỉ ngơi hay giao lưu kinh nghiệm... để nâng cao đời sống tinh thần. Họ cũng ít cơ hội tiếp cận với kiến thức mới về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và nuôi dạy con cái.

Trang bị kiến thức giúp phụ nữ nông thôn nâng cao hiệu quả canh tác

Góp phần ghi nhận những cống hiến, phát huy tiềm năng to lớn của lao động nữ nông thôn trong sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp, tại Hội thảo “Nâng bước phụ nữ nông thôn Việt”, hơn 150 nông dân nữ được chuyên gia nông nghiệp và dinh dưỡng chia sẻ về những kiến thức sản xuất nông nghiệp thời đại mới, chế độ dinh dưỡng hợp lý; tạo không gian trao đổi và lắng nghe kinh nghiệm từ các tấm gương thành công của phụ nữ làm nông nghiệp. Chương trình hướng đến mục tiêu khuyến khích nông dân nữ ứng dụng công nghệ mới vào canh tác, cải thiện khả năng hòa nhập của phụ nữ trước sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội.

Chuyên gia cùng chia sẻ những kiến thức nông nghiệp, sức khỏe, câu chuyện phụ nữ thành công trong nông nghiệp.

Thông qua Hội thảo, chuyên gia nông nghiệp đã chia sẻ những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, cập nhật các xu hướng canh tác mới, giúp nông dân nữ nâng cao hiểu biết để ứng dụng vào việc tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nông sản. Việc trang bị cho nông dân nữ đầy đủ kiến thức giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình làm nông nghiệp.

Bên cạnh trọng trách xây dựng sinh kế bền vững, phụ nữ nông thôn cũng cần phải đảm bảo duy trì ổn định sức khỏe thể chất của bản thân và gia đình. Tham gia Hội thảo “Nâng bước phụ nữ nông thôn Việt”, hơn 150 bà nội trợ có cơ hội lắng nghe chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những thông tin cần biết về cân bằng dinh dưỡng, cách lựa chọn thực phẩm và khẩu phần thích hợp; hỗ trợ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh của phụ nữ nói riêng và cộng đồng nông thôn nói chung.

Bà Trần Thị Thiên Thư - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cần Thơ chia sẻ tại Hội thảo: “Phụ nữ nông thôn không có thời gian học tập, rèn luyện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần. Họ ưu tiên chăm sóc gia đình, thời gian rảnh mới làm kinh tế, như vậy họ vô tình thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chăm sóc gia đình vừa phải tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhiều người phụ nữ không đủ tự tin, thường hy sinh lo cho gia đình quên chăm sóc bản thân, tôi cho rằng đó là một trong những trở ngại của phụ nữ nông thôn”, bà Thiên Thư nói.

Bà Phạm Thị Cúc, nông dân tham dự hội thảo đã bày tỏ niềm vui: “Hôm nay được lắng nghe những cập nhật kiến thức sản xuất nông nghiệp từ chuyên gia, các câu chuyện phụ nữ thành công trong nông nghiệp đã đem lại nhiều hiểu biết mới cho chị em chúng tôi. Tôi cảm thấy tự tin hơn, sau này có thể cùng chồng đưa ra những quyết định quan trọng trong canh tác”./.

 

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top