Với lượng ốc bươu vàng hiện có, khả năng gây hại nặng cho lúa xuân rất lớn, nhất là lúa gieo thẳng, bình quân một con ốc trưởng thành có thể phá hại 1 m2 lúa trong 1 đêm.
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ Thực vật và Kiểm lâm thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Hà Nam, thời tiết trong những ngày qua rất thuận lợi cho các địa phương tập trung chăm sóc lúa trong khung thời vụ tốt nhất. Hiện, diện tích lúa cấy và gieo thẳng đang sinh trưởng phát triển đồng đều.Tuy nhiên, theo điều tra của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, ốc bươu vàng với mật độ trung bình đã xuất hiện rải rác, nơi cao từ 3 – 5 con trưởng thành/m2. Riêng ốc con mật độ tương đối nhiều, tại một số điểm hơn 20 con/m2.
Diệt ốc bươu vàng khi đưa nước vào ruộng.
Nguyên nhân do nguồn ốc lưu lại từ vụ sản xuất trước lớn, ốc đang tiếp tục hoạt động trở lại sau thời gian ngủ đông. Với lượng ốc bươu vàng hiện có, khả năng gây hại nặng cho lúa xuân rất lớn, nhất là lúa gieo thẳng, bình quân một con ốc trưởng thành có thể phá hại 1m2 lúa trong 1 đêm. Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã phát động người dân kết hợp làm cỏ sục bùn bắt thủ công số lượng ốc và trứng ốc khoảng gần 56 nghìn kg, đồng thời, phun thuốc diệt trừ ốc được hơn 5.300 ha (chủ yếu là diện tích lúa gieo thẳng).
Trong thời gian tới, các địa phương, hợp tác xã cần tiếp tục theo dõi nguồn ốc, hoạt động của ốc để phát động, nông dân tự thu gom trên ruộng nhà mình, thu gom tập thể trên mương máng ,đây là biện pháp chính để bảo vệ tôm, cá và hệ sinh thái dưới nước. Trong quá trình lấy nước vào ruộng dùng lưới ngăn các chỗ lấy nước để hạn chế ốc từ mương máng vào ruộng. Chỉ đạo phun trừ trên các diện tích lúa thấy ốc bươu vàng gây hại trên 5% số dảnh hoặc các diện tích ốc non nhiều không bắt thủ công được. Sử dụng các loại thuốc theo khuyến cáo của chuyên ngành Bảo vệ Thực vật, lưu ý khi phun thuốc diệt trừ ốc bươu vàng nên duy trì mực nước trong ruộng dưới 3 cm.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.