Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 7 năm 2023 | 14:11

Đưa công nghệ AI vào chăm sóc cà phê

Hiệu suất sử dụng phân bón cho cây cà phê ở Việt Nam rất thấp, khoảng 60% lượng phân bón không được cây hấp thụ, gây lãng phí, thất thoát khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.

Ngày 19-7, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Enfarm Agritech đã tổ chức lễ ký hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh, trước mắt tập trung vào cây cà phê.

Tiến sĩ Trần Vinh, quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết cà phê là cây trồng chính, chủ lực của vùng Tây Nguyên góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, hiện sản xuất cây cà phê còn mang tính truyền thống, chưa có nhiều công nghệ ứng dụng đồng bộ để phát triển; đòi hỏi cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vừa nâng cao năng suất, chất lượng vừa giảm bớt chi phí đầu tư, sức lao động.

Đưa công nghệ thông minh vào chăm sóc cà phê hy vọng cho năng suất cao gấp nhiều lần

"Phân bón hiện chiếm tỉ lệ chi phí đầu tư cao. Nếu không bón đúng, bón đủ, bón phù hợp thì gây lãng phí lớn, giảm năng suất cây cà phê và ô nhiễm môi trường. Do đó, viện đang phối hợp với Công ty Enfarm Agritech nghiên cứu mô hình bón phân thông minh cho cây cà phê, góp phần giảm chi phí, tăng giá trị cho hạt cà phê" - ông Vinh nói.

Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trong chương trình hợp tác này, hiệu suất sử dụng phân đạm ở Việt Nam mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%. Như vậy, còn khoảng 60% lượng phân bón không được cây hấp thụ, vẫn tồn lưu trong môi trường. Ngoài một phần cố định trong đất, một phần bay hơi do tác động của nhiệt độ, phần còn lại bị rửa trôi theo nước mặt và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Xét về mặt kinh tế, hiện trạng này đồng nghĩa 60% chi phí người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.

Các nhà khoa học nói trên đang phát triển giải pháp bón phân thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo). Công nghệ này có một thiết bị thu thập thông tin từ mỗi mảnh vườn rồi chuyển về trung tâm phân tích. Sau đó, các dữ liệu về dưỡng chất, tình trạng sức khỏe của cây, độ ẩm, độ pH trong đất sẽ được chuyển về điện thoại của nông dân. Từ đó, giúp nông dân biết khi nào cần bón phân, loại phân gì và bón bao nhiêu là đủ.

Bên cạnh đó, app trên điện thoại còn tích hợp các chức năng dự báo thời tiết, dự báo giá cả, lợi nhuận, chẩn đoán sâu bệnh. Sổ tay nông nghiệp điện tử còn giải đáp các thắc mắc bằng AI để hỗ trợ người nông dân.

Thay vì mỗi mảnh vườn lắp đặt một hệ thống phân tích khiến chi phí cao, sản phẩm này có lợi thế về giá cả vì chỉ cần một thiết bị thu thập dữ liệu sau đó chuyển toàn bộ về trung tâm xử lý. Trung tâm này có thể xử lý thông tin dữ liệu cho hàng vạn, thậm chí hàng triệu nông hộ. Đây là những đột phá quan trọng để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam. 

Theo nld.com.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top