Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 18 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024 | 10:0

Hà Nam: Đánh giá mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam) vừa tổ chức đánh giá mô hình sản xuất lúa an toàn theo tiểu chuẩn VietGAP, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ gắn với tiêu thụ sản phẩm trong vụ xuân 2024.

Mô hình được thực hiện ở 3 hợp tác xã (HTX), có diện tích 20 ha/HTX, gồm: HTX Nông nghiệp Nhân Phúc (xã Phú Phúc,huyện Lý Nhân); HTX dịch vụ nông nghiệp Thôn Nội (xã Đồng Du, huyện Bình Lục), HTX dịch vụ nông nghiệp Liêm Cần, huyện Thanh Liêm.

Các đại biểu tham quan mô hình tại HTX Nông nghiệp Nhân Phúc, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân.

Tại các mô hình, người dân được tập huấn, hướng dẫn thực hiện áp dụng sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP. Đồng thời, được hỗ trợ 50% kinh phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP; 100% kinh phí tập huấn, thực hiện mô hình.

Sản xuất tại các mô hình được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo cấy, phun phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Riêng khâu phun thuốc bảo vệ thực vật thực hiện bằng máy bay điều khiển từ xa tại mô hình của HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Phúc được UBND huyện Lý Nhân hỗ trợ kinh phí 2 lần công phun. Các HTX ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm thóc trong mô hình cho người dân.

Qua đánh giá về hiệu quả kinh tế, lúa sản xuất trong mô hình nâng cao giá trị sản xuất từ 20 – 25% so với ngoài mô hình. Việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giúp giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động sản xuất nông nghiệp giai đoạn thời vụ. Áp dụng sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP giúp bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu lúa - gạo an toàn… Từ hiệu quả của các mô hình, hướng đến nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh Hà Nam.

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
Top