Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 12 năm 2023 | 21:52

Hà Nội: Thăm trang trại xen canh dưa-ếch cho doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Đầu ra cho sản phẩm là nỗi lo của nhiều nông dân, nhưng với anh Nguyễn Phúc Bách (xã Phù Lưu, huyện Ứng Hoà) thì khác. Trang trại xen canh dưa - ếch của anh nhiều thời điểm thậm chí không có đủ sản phẩm để bán.

Với sự hỗ trợ từ quỹ hội nông dân, từ năm 2017, anh Nguyễn Phúc Bách bắt tay vào xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới trồng dưa trên quy mô diện tích 2.000m2. Mô hình áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước của Israel.

Mô hình trồng dưa xen canh nuôi ếch của anh Nguyễn Phúc Bách mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ năm 2017 đến nay, 1 năm trang trại cho xuất đi 2 vụ dưa, với tổng sản lượng từ 70 - 100 tấn. Doanh thu tính riêng từ dưa đạt gần 1,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, sản phẩm của hộ anh Bách nhiều thời điểm không đủ để bán.

Mặc dù vậy, việc canh tác dưa chỉ thực hiện được 2 vụ/năm. Vào những tháng mùa Đông, những diện tích này nhà màng, nhà lưới thường được bỏ không. Để trách lãng phí nguồn tư liệu sản xuất, tháng 9/2023, anh Bách cải tạo diện tích này để nuôi ếch. 

Chàng trai sinh năm 1992 đã đầu tư cải tạo diện tích trang trại trồng dưa để nuôi ếch thương phẩm và sinh sản. Hiện, quy mô đàn nuôi là 10 vạn con. Dù mới đưa vào phát triển, tuy nhiên mô hình bước đầu mang lại tín hiệu khả quan. Anh Bách không phải quá lo lắng về đầu ra do nhu cầu thị trường hiện rất lớn.

Anh Bách cho biết, việc xen canh dưa - ếch lần đầu được anh thử nghiệm, nhằm tránh lãng phí nguồn lực sản xuất. Điểm thuận lợi là anh tận dụng được hệ thống nhà màng, nhà lưới; cung cấp nước chủ động cho trang trại, và chỉ phải đầu tư vốn nhiều nhất nguồn vốn cho con giống, cám bã.

Theo anh Bách, mô hình trồng dưa cho hiệu quả là nhờ được vay vốn từ quỹ hội nông dân. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn ếch. Mô hình trang trại hiện tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 10 lao động địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phù Lưu cho biết, mô hình kinh tế của anh Nguyễn Phúc Bách là điển hình không chỉ ở xã mà còn của cả huyện Ứng Hoà, thường xuyên đón các đoàn về thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Dù vậy, để nhân rộng mô hình, ông Hiếu kiến nghị các sở ngành cần tăng cường các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người nông dân. Cùng với đó là bổ sung thêm nguồn vốn hỗ trợ, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và kéo dài thời gian cho vay, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Anh Nguyễn Phúc Bách nhiều năm là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Ứng Hoà và TP Hà Nội. Năm 2020, anh vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Định Của.

 

Theo kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top