Qua rà soát của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có gần 453ha cây ăn trái đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn, với tổng sản lượng cung ứng đạt hơn 12.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích cây ăn trái đạt chứng nhận VietGAP là 216ha và GlobalGAP là 236ha.
Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 130ha khóm đạt chuẩn GlobalGAP và VietGAP.
Về diện tích, sản lượng cụ thể của từng loại trái cây, gồm: cây khóm có 80ha đạt chuẩn GlobalGAP, sản lượng 3.829 tấn/năm và có 60ha đạt chuẩn VietGAP, sản lượng 1.150 tấn/năm; cây mít có 113ha đạt chuẩn GlobalGAP, sản lượng 2.600 tấn/năm, VietGAP có 37,35ha, sản lượng 736 tấn/năm; diện tích bưởi đạt chuẩn GlobalGAP là 3ha, sản lượng 45 tấn/năm, còn đạt chuẩn VietGAP có 46,45ha, sản lượng 460 tấn/năm; mãng cầu xiêm có 39,8ha đạt chuẩn GlobalGAP, sản lượng 948 tấn/năm; chanh không hạt có 29,4ha đạt chuẩn VietGAP, sản lượng 1.700 tấn/năm; diện tích đạt chuẩn VietGAP trên cây xoài là 14ha, sản lượng 140 tấn/năm; còn trên cây sầu riêng có 30ha đạt chuẩn VietGAP, sản lượng 450 tấn/năm.
Đối với tình hình tiêu thụ trái cây của nông dân trong tỉnh Hậu Giang thì nhìn chung đều khá thuận lợi, không tồn đọng, trong đó giá bán nhiều loại trái cây từ đầu năm đến nay đều tăng, đặc biệt là sầu riêng, mít, chanh và hạnh. Riêng cam sành được đánh giá là tiêu thụ chậm và giá thấp hơn so với cùng kỳ.
Còn về liên kết bao tiêu sản phẩm trái cây, hiện số lượng doanh nghiệp, công ty có thực hiện việc liên kết, bao tiêu và thu mua sản phẩm trái cây của nông dân trong tỉnh Hậu Giang còn thấp khi mỗi huyện, thị xã, thành phố chỉ có từ 2 đến 3 doanh nghiệp tham gia; sản lượng trái cây tiêu thụ còn lại chủ yếu bán qua kênh thương lái và trung gian.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.