Ngày 31/7, ông Phan Huy Thông, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cùng đoàn đã đến thăm các mô hình sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ tại Bắc Giang.
Chuyến thăm nhằm đánh giá và tìm hiểu các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu của địa phương, đồng thời khuyến khích việc áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến tại đây.
Đoàn thăm mô hình trồng bưởi Đỏ nhà anh Trương Văn Lưu, xã Đông Phú, huyện Lục Nam
Đoàn đã ghé thăm mô hình trồng bưởi đỏ của ông Trương Văn Lưu tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam. Trên diện tích 2 ha với khoảng 1.000 cây bưởi đỏ, ông Lưu áp dụng quy trình canh tác hữu cơ và sử dụng phân bón sinh học Sumagow. Sản phẩm này giúp tăng cường phức hợp hữu cơ trong đất, cải thiện mật độ vi sinh vật có lợi, cân bằng dinh dưỡng và giải độc cho đất. Nhờ đó, cây bưởi phát triển khỏe mạnh với rễ chắc khỏe, lá xanh tươi, và trái to thơm ngon. Mặc dù đến gần Tết Nguyên đán mới thu hoạch, nhưng ngay từ bây giờ, sản phẩm bưởi của ông đã được thương lái đặt mua với giá 90.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Tại xã Qúy Sơn, huyện Lục Ngạn, mô hình trồng cam của ông Nguyễn Văn Cường cũng gây ấn tượng mạnh. Trên diện tích 1,3 ha, ông Cường đã áp dụng phân Sumagow cho 0,5 ha cam Canh và 0,8 ha cam V2. Quy trình canh tác hữu cơ và sử dụng phân bón sinh học đã giúp cải thiện chất lượng đất, tăng sức đề kháng cho cây trồng và giảm sâu bệnh. Đặc biệt, ông đã thực hiện thành công ghép cam Đường Canh trên gốc bưởi; kết hợp đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như hạ tán, xây dựng hệ thống thoát nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, và sử dụng phân hữu cơ. Năm 2023, ông thu hoạch được 8 tấn cam Canh và 6 tấn cam V2, thu nhập hơn 600 triệu đồng.
Đoàn thăm mô hình nhà anh Trần Đình Én, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn
Một tấm gương sáng khác là ông Trần Đình Én ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn. Với sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang và Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang, ông Én đã triển khai mô hình trồng bưởi hữu cơ trên diện tích hơn 2 ha. Ông được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cùng với hướng dẫn chi tiết về sản xuất hữu cơ. Kết quả là ông đã thành công trong việc phát triển các giống bưởi như bưởi ngọt, bưởi da xanh, và bưởi Cát Quế. Năm 2023, vườn bưởi của ông đạt sản lượng 40 tấn, thu về hơn 1 tỷ đồng.
Ông Phan Huy Thông bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao nỗ lực sáng tạo, bền bỉ của nông dân trong việc áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ. Ông khen ngợi nông dân Bắc Giang vì họ tiên phong trong việc học tập và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Thông nhấn mạnh rằng, chuyển hướng sang sản xuất hữu cơ không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ông cũng tin rằng những mô hình này là sự phát triển bền vững và là tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, ông đề nghị hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Giang và các cấp Hội Làm vườn trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và nhân rộng các mô hình thành công này, nhằm tạo thu nhập cao hơn cho nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.