Trước thềm đón Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, huyện Triệu Sơn sẽ tổ chức Hội chợ hoa đào phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hoa, cây cảnh của người dân và tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân, chủ nhà vườn trong và ngoài huyện.
Thông tin từ UBND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), từ ngày 20 – 26/12/2023 âm lịch, huyện sẽ tổ chức khai mạc và các hoạt nằm trong khuôn khổ Hội chợ hoa đào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Những vườn đào thế của các hộ dân huyện Triệu Sơn chuẩn bị cho lễ hội.
Theo kế hoạch, Hội chợ này diễn ra tại mặt bằng quy hoạch khu dân cư Nam Cống chéo, tỉnh lộ 514, TT. Triệu Sơn. Với quy mô khoảng 35 gian hàng (trong đó: UBND các xã, thị trấn là 10 gian, các nhà vườn là 15 gian, hộ kinh doanh là 10 gian), với khoảng 2.300 sản phẩm (hoa đào là 500 sản phẩm, quất cảnh là 300 sản phẩm, cây cảnh 400 sản phẩm; các sản phẩm hoa là 300 sản phẩm, còn lại 800 sản phẩm đến từ các tỉnh thành khác).
Trước khi diễn ra Hội chợ, Ban tổ chức sẽ tổ chức thi tuyển cây hoa đào đẹp, dự kiến chấm thi vào ngày 18/12/2023 âm lịch với cơ cấu giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.
Chính quyền địa phương thăm các vườn đào của các hộ dân để chuẩn bị cho Lễ hội hoa Đào tại huyện Triệu Sơn.
Đây là năm đầu tin huyện Triệu Sơn tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong việc giao lưu, mua bán, trao đổi hoa, cây cảnh chơi Tết. Huyện mong muốn rằng Hội chợ lần này trở thành một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, nổi bật và sẽ được diễn ra thường niên vào dịp Tết hàng năm.
Qua đó, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, nét đẹp văn hóa, tiềm năng của địa phương tới du khách. Ngoài ra, tạo điều kiện để các nghệ nhân, nhà vườn, các tổ chức, cá nhân có dịp giới thiệu những sản phẩm hoa cây cảnh gặp gỡ, giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Đình Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Triệu Sơn, thường trực Ban chỉ đạo tổ chức Hội chợ cho biết: Những năm qua, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các diện tích đất lúa và cây trồng kém hiệu quả sang cây đào đã đem lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người nông dân. Trong thời gian tới cây đào, cây cảnh sẽ là hướng đi chủ lực của huyện. Để kích cầu phát triển, giới thiệu các sản phẩm nhất là trong dịp Tết, huyện tổ chức Hội chợ này để các nhà vườn, hộ kinh doanh trao đổi, mua bán, giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Vườn đào thế được người dân tỉa tót và chăm sóc để phục vụ lễ hội.
Theo ông Phương để tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia Hội chợ, huyện sẽ hỗ trợ mặt bằng, điện nước, rạp trông coi và cẩu tự hành để các đơn vị tiện cho việc di chuyển sản phẩm của mình.
Hiện nay, huyện Triệu Sơn có khoảng 150 ha trồng đào, quất cảnh tập trung ở các xã: Hợp Lý, Vân Sơn, Triệu Thành, Thọ Tân, Thọ Dân... Trong những năm qua, với những giá trị kinh tế mà cây đào đã mang lại, người dân không chỉ trồng đào phai truyền thống, mà nhiều hộ dân đã chuyển sang trồng đào thế, đào huyền, đào phai kép để nâng cao giá trị và cho thu nhập từ 500 - 1 tỷ đồng/ha.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.