Sau Tết Nguyên đán, người dân huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) bước vào mùa thu hoạch nhung hươu. Một số khách hàng trực tiếp đến tại chuồng trải nghiệm cắt nhung, số khác nhờ người thân, bạn bè ở Hương Sơn mua giúp gửi đi các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Huyện Hương Sơn là thủ phủ nuôi hươu sao lấy nhung lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, hiện toàn huyện có trên 38.000 con, trong đó số hươu cho lộc nhung khoảng 9.500 con với trọng lượng trên 17 tấn/năm. Tổng giá trị thu nhập từ hươu khoảng 250 tỷ đồng/năm.
Nhận thấy lợi thế của địa phương trong phát triển đàn hươu, những năm qua, người dân ở huyện miền núi Hương Sơn đã tích cực phát triển tổng đàn. Đặc biệt, kể từ năm 2019, sản phẩm nhung hươu của huyện Hương Sơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn đia lý, góp phần quan trọng để người dân tăng cường đầu tư mở rộng chăn nuôi, nâng cao chất lượng và sản lượng nhung.
Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch nhung bắt đầu từ khoảng tháng 12 âm lịch năm trước và kéo dài đến hết tháng ba năm sau.
Mùa thu hoạch nhung bắt đầu từ khoảng tháng 12 âm lịch năm trước và kéo dài đến hết tháng ba năm sau.
Mỗi con hươu khi ra lộc nhung người dân bổ sung các loại thức ăn như: ngô, sắn, nếp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, hằng ngày ngoài cho ăn các loại cây, cỏ, chuối, người dân còn đi lấy những loại lá rừng (có tám loại lá rừng hươu thường ăn), trong đó phải có một số lá cây mà loài hươu yêu thích như lá dướng, lá sung, vải… để bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng cho hươu nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh.
Cùng với việc thu hoạch thì việc chế biến sâu sản phẩm nhung hươu cũng được các hợp tác xã và doanh nghiệp chú trọng, nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu cho Nhung hươu Hương Sơn.
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tại Hương Sơn đã tham gia chương trình sản phẩm OCOP, đầu tư máy móc, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu.
Việc thu hoạch nhung đầu năm đưa lại nguồn thu khá, đã tạo động lực để người dân huyện Hương Sơn tiếp tục tăng tổng đàn, đưa nghề chăn nuôi hươu trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.