Ngày 11/1, Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) Indonesia cho biết chính phủ đã đồng ý giao cho cơ quan này nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm nay.
Quyết định được đưa ra nhằm duy trì cân bằng dự trữ gạo (CBP) của chính phủ. Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu gạo số lượng lớn đến Indonesia trong năm 2023.
Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong năm 2024 để đáp ứng đủ nhu cầu. (Ảnh: Tempo)
Giám đốc Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) Bayu Krisnamurthi không mấy lạc quan về giá gạo sẽ giảm trong năm nay. Theo ông, giá gạo vẫn sẽ tăng cao do sản xuất trong nước chưa phục hồi, chi phí sản xuất vẫn ở mức cao, đặc biệt là phân bón, chính sách bảo vệ nguồn cung của các nước sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, Cơ quan hậu cần nhà nước Indonesia sẽ đảm bảo rằng lượng gạo dự trữ (CBP) của chính phủ trong kho được an toàn. Bulog sẽ đảm bảo cung cấp 1,3 triệu tấn gạo dự trữ cho hoạt động thị trường và phân phối viện trợ gạo bắt đầu từ tháng 1/2024.
Trước đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng chính sách phân bổ nhập khẩu gạo vẫn khó dừng lại do sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong triển vọng kinh tế Indonesia năm 2024 do Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia tổ chức, Tổng thống Jokowi xác nhận Indonesia sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ và 2 triệu tấn từ Thái Lan để đảm bảo an toàn cho kho dự trữ gạo quốc gia vào năm 2024.
Theo thống kê, nửa đầu năm 2023, Indonesia trở thành khách hàng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Tổng lượng gạo Indonesia nhập khẩu từ Việt Nam trong 8 tháng đầu 2023 đạt 718.091 tấn đạt giá trị 361 triệu USD, tăng 15,5 lần về lượng và 16,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…