Thường trực UBND tỉnh Lào Cai vừa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch, giải pháp thực hiện 84 xã duy trì và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đến năm 2025.
Hiện, trong số 62 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn NTM” của tỉnh Lào Cai, có 11 xã duy trì 19/19 tiêu chí, 19 xã duy trì từ 15-18 tiêu chí; 28 xã duy trì từ 10-14 tiêu chí và 4 xã duy trì từ 7-9 tiêu chí. Để tiếp tục hoàn thành và duy trì mức độ đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các xã đề xuất kinh phí 372.956 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 322.612 triệu đồng, vốn thu hút đầu tư 16.400 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 25.421 triệu đồng, huy động từ nhân dân 8.523 triệu đồng.
Năm 2023, tỉnh Lào Cai có 10 xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Đến nay, có 3 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 5 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 2 xã đạt từ 8-9 tiêu chí. Các xã đề xuất kinh phí hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM là 209.293 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 180.051 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 21.342 triệu đồng, huy động từ nhân dân 7.900 triệu đồng.
Tỉnh Lào Cai bàn kế hoạch, giải pháp thực hiện việc duy trì 62 xã NTM và phấn đấu thêm 22 xã đạt chuẩn NTM đến năm 2025.
Trong 22 xã dự kiến về đích NTM đến năm 2025, Lào Cai lựa chọn 12 xã có khả năng hoàn thành 19 tiêu chí NTM ở các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà, thị xã Sa Pa với kinh phí đề xuất là 389.069 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 297.841 triệu đồng, vốn thu hút đầu tư là 7.800 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 14.819 triệu đồng, huy động từ nhân dân 68.609 triệu đồng.
Tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG yêu cầu, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể, tham gia xây dựng NTM với ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân. Thường xuyên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong triển khai và thực hiện Chương trình.
Các địa phương cần chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung giải ngân các dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ nguồn vốn của 3 Chương trình MTQG góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu quan trọng để hoàn thành các tiêu chí NTM
Triển khai hiệu quả Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu.
Nâng cao chất lượng các Hợp tác xã, Tổ hợp tác để tạo mối liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp bền vững, quan tâm giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ, từng bước hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả và có tính bền vững….
Đặc biệt là, huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các Chương trình MTQG, nguồn ngân sách địa phương và từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn, để đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân, đồng thời đạt các mục tiêu, tiêu chí, chỉ tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Giao thông thuận lợi, diện mạo bản làng thay đổi từng ngày
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình từ đó nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, phát hiện các sai phạm để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý, tháo gỡ.
Tổ chức các cuộc phát động phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới ngay từ đầu năm nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, khơi dậy sự nhiệt huyết trong mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân, mọi tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên đối với cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc, tạo động lực thúc đẩy thực hiện Chương trình ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.
Các lãnh đạo được phân công giúp đỡ các xã cần tăng cường tổ chức các hoạt động giúp đỡ xã thực hiện các Chương trình MTQG. Đồng thời căn cứ vào kết quả giúp xã thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới để đánh giá, phân xếp loại thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị và địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.