Năm nay, người trồng mai ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, mai nở đúng dịp Tết, hứa hẹn đưa lại nguồn thu nhập cao. Hiện nay, tất cả các nhà vườn đã sẵn sàng phục vụ nhu cầu chơi cây cảnh trong dịp Tết.
Gia đình chị Bùi Thị Bình, thôn Tân Tiến, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh có 3.000 gốc mai, trong đó có trên 2.000 gốc từ 2 năm trở lên.
Bà Đặng Thị Bình - chủ vườn mai gần 3.000 gốc ở thôn Tân Tiến
Bà Đặng Thị Bình - chủ vườn mai gần 3.000 gốc ở thôn Tân Tiến cho biết: “Chưa tới tết nhưng vườn mai của gia đình tôi đã bán được hơn 300 triệu đồng. Năm nay, thời tiết khác với năm trước nên trong vườn không thể tỉa lá đồng loạt mà chọn cây, nhìn búp non hay già để tỉa phù hợp...
Mai vàng Kỳ Nam có lá to, bầu, dày, màu xanh đậm; hoa 5 cánh mọc thành chùm, màu sắc vàng đậm, lâu phai; thân cành cứng, màu nâu đậm. Đặc biệt, mai vàng Kỳ Nam có khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu được cả khí hậu khô nóng, thiếu nước. Các chủng mai vàng của xã Kỳ Nam đã thể hiện được tính chất riêng biệt, có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, sinh thái của khu vực sản xuất. Đây chính là cơ sở khoa học để năm 2023, địa phương xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho mai vàng Kỳ Nam.
Mai vàng Kỳ Nam có lá to, bầu, dày, màu xanh đậm được khách hàng ưa chuộng.
Hiện, trên địa bàn xã Kỳ Nam hiện có 153 hộ dân trồng mai, tổng diện tích đạt gần 7,5ha, với khoảng 37.000 cây. Dự tính số lượng mai Kỳ Nam cung ứng ra thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2023 - khoảng 2.000 gốc.
Dự kiến năm 2024, xã Kỳ Nam sẽ phát triển thêm 20 mô hình trồng mai với diện tích 0,5 ha. Đặc biệt, Dự án tạo lập chỉ dẫn địa lý “Kỳ Nam” cho sản phẩm cây mai vàng bản địa của thị xã Kỳ Anh, đã được UBND tỉnh phê duyệt cuối năm 2022, sẽ nâng tầm cây mai vàng Kỳ Nam.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.