Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp là rất cần thiết, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Tiềm năng sản xuất phân bón hữu cơ
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, mỗi năm mức tiêu thụ phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An khoảng 80 - 90 ngàn tấn. Tuy nhiên, lượng phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp do người dân tự sản xuất ra chỉ khoảng 15-20 ngàn tấn /năm (chỉ đạt 20% so với nhu cầu phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp). Trong khi đó, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có gần 2 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản chưa được sử dụng đúng mục đích.
Để phát huy và tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi, tỉnh Nghệ An đã ban hành chính sách cho phát triển nông nghiệp đó là Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôi giai đoạn 2020-2025, trong đó quy định rõ chính sách khuyến khích sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh. Đây thực sự là nguồn động lực tiếp tục thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọtnhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất đai…góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Phân hữu cơ vi sinh sau thời gian ủ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp
Cụ thể, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phế phẩm nông nghiệp” và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc thực hiện đề án.
Theo Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025”, trong năm 2024, toàn tỉnh có 1.005 cơ sở xây dựng được mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm phụ phẩm nông nghiệp, tiến tới đạt mục tiêu ít nhất 70% gia đình hội viên nông dân tổ chức sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm cây trồng, phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Những lợi ích từ phân bón vi sinh mang lại đã được kiểm chứng qua các mô hình thử nghiệm. Mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ vi sinh đang từng bước tạo ra những cánh đồng không khói, hoàn trả lại nguồn hữu cơ, tăng độ phì cho đất, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản
Những ngày này, đang là thời điểm “nông vụ tấn thời”, người dân vừa thu hoạch lúa, vừa tiến hành làm đất để gieo cấy vụ hè thu. Áp lực thời vụ căng thẳng nhưng nông dân xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) vẫn gom rơm, rạ để ủ phân hữu cơ vi sinh.
Chị Phan Thị Trang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Tân Lộc cho biết: “Đây là năm thứ 2, nông dân Thượng Tân Lộc áp dụng mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ vi sinh ngay tại chân ruộng. Vụ này, xã được hỗ trợ 200kg men cùng các chế phẩm khác để xử lý khoảng 40ha rơm rạ thành phân bón cho ruộng. Ngoài các hộ được hỗ trợ chế phẩm, nhiều hộ khác, thấy hiệu quả nên cũng đã mạnh dạn mua các nguyên liệu về để ủ phân.
Nông dân xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh để tiết kiệm chi phí sản xuất
Vụ trước, các hộ đã ủ được hàng chục tấn phân, bón cho lúa, cho hoa màu, trồng dưa và bón cho cây ăn quả. Hiệu quả cho thấy, những ruộng được bón phân vi sinh xử lý từ rơm, rạ có độ tơi xốp, mùn, bộ rễ cây lúa phát triển tốt, năng suất cao hơn
Ngoài xã Thượng Tân Lộc, vụ Xuân năm nay, Nam Đàn có thêm 4 địa phương khác cùng triển khai xử lý rơm rạ thành phân vi sinh với mục tiêu khoảng 1.000 tấn. Ông Hồ Đình Thắng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Đàn cho biết: “Nay thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân đang có những chuyển biến tích cực. Theo đó, người dân đã biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ vi sinh, tăng cường phân xanh, phân chuồng và hạn chế sử dụng phân vô cơ. Một mặt, tiết kiệm được khoảng 30% chi phí phân bón, mặt khác, giúp cải tạo đất”.
Gia đình ông Lê Hữu Hải (SN 1971) ở xóm 9 Khai Sơn (huyện Anh Sơn). Bình quân mỗi năm gia đình ông sản xuất 30 tấn phân vi sinh để bón cho 3ha chè và 1 ha cam. Ông Hải cho biết: ”Việc sử dụng phân bón hữu cơ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo đất, đặc biệt là với cây cam rất cần có phân ủ hoai để tốt cho bộ rễ, tránh được hiện tượng thối rễ và những tuyến trùng có lợi trong phân vi sinh sẽ chống được nấm bệnh cho cây trồng. Không những vậy, phân vi sinh được bón lót cho cây sẽ giúp quá trình cải thiện đất được tốt hơn nhờ hút nhiều nước, tạo độ tơi xốp, tránh hiện tượng chai, bạc, chua hóa và xói mòn đất về lâu về dài”.
Với việc tự sản xuất được nguồn phân bón hàng năm, người nông dân đã giảm được chi phí đầu tư. Phân vi sinh chủ yếu được ủ từ phế phẩm nông nghiệp, phân thải từ trâu bò, lợn, gà với một ít phân tổng hợp, chế phẩm sinh học… đã cho hàng tấn chục phân để bón cho cây trông mà không lo ô nhiễm hóa chất, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất.
Ông Hải cho biết thêm: “Để sản xuất 1 tấn phân vi sinh cần 700kg phế phụ phẩm nông nghiệp, 300kg phân chuồng, 4kg rỉ mật, 6kg vôi bột, u rê 2kg, kali 3kg, lân 5kg và chế phẩm compost maker. Bón phân hữu cơ vi sinh mỗi năm giúp gia đình tôi giảm được khoảng 40% chi phí đầu vào. Ngày nay, số lượng các hộ tham gia càng nhiều hơn khi được Hội Nông dân hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn tận nơi về sách sản xuất phân hữu cơ vi sinh”.
Vườn cam của hộ gia đình ông Lê Hữu Hải (Khai Sơn, huyện Anh Sơn) sau thời gian chăm bón từ phân hữu cơ vi sinh đạt sản lượng từ 25 - 30 tấn
Hiện tại, bình quân mỗi năm xã Khai Sơn sản xuất được khoảng 700 tấn phân vi sinh, thời gian tới con số sẽ tăng lên theo đúng kế hoạch đề ra. Bởi bà con trên địa bàn đã có kinh nghiệm sản xuất cũng như những hữu ích mà nó mang lại. Được biết, việc bón phân vi sinh cho cây cam giúp cây khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thọ, chống chọi được với thời tiết khó ưa của miền Trung, quả có độ bóng, vị ngọt thanh, quả đều… Mỗi hecta cho thu hoạch dao động từ 25 đến 30 tấn.
Với việc tự sản xuất được nguồn phân bón hàng năm, người nông dân đã giảm được chi phí đầu tư. Phân vi sinh chủ yếu được ủ từ phế phẩm nông nghiệp, phân thải từ trâu bò, lợn, gà với một ít phân tổng hợp, chế phẩm sinh học… đã cho hàng tấn chục phân để bón cho cây trông mà không lo ô nhiễm hóa chất, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất.
Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ
Đề án Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho nông dân về ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hình thành ý thức trong nông dân về tích cực thu gom phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.
Theo đó, phấn đấu mỗi năm có từ 90% trở lên nông dân được tuyên truyền chủ trương, chính sách, quy định và lợi ích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 lên đến khoảng 10%.
Ngoài rơm, rạ, các phụ phẩm như thân cây ngô, lạc, cây phân xanh… cũng được bà con ủ thành phân
Đến hết năm 2025, có ít nhất 70% nông dân được hướng dẫn phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp; nông dân toàn tỉnh sản xuất được khoảng 90.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, các cấp hội nông dân cần tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về lợi ích của việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Trang bị kiến thức về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp cho cán bộ hội nông dân cơ sở làm công tác tuyên truyền; Tập huấn về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp cho hội viên nông dân; Tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về các mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh; Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp”.
Từ mô hình này, việc đốt đồng sẽ được hạn chế, từng bước tạo ra những cánh đồng không khói
Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, vi sinh vật sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phân bón hữu cơ có chất lượng cao, phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật có ích mới, tác động nhanh, gọn nhẹ, ổn định độ phì đất, dễ sử dụng, tận dụng nguyên liệu sẵn có trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình canh tác có sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của địa phương. Xây dựng và triển khai các mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong đó sử dụng triệt để các phế phụ phẩm của ngành hàng trước cho ngành hàng sau như các mô hình về trồng trọt - trồng trọt (luân canh, xen canh); trồng trọt - chăn nuôi hoặc thủy sản...
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.