Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024 | 10:16

Trà Đông tập trung phát triển kinh tế vườn - trang trại

Những năm qua, để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chính quyền và ngành chức năng xã Trà Đông (Bắc Trà My - Quảng Nam) đã hướng dân nông dân cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn - trang trại, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những mẫu vườn hiệu quả

Từ khu vườn tạp rộng hơn 10.000m2, ông Nguyễn Cao Thanh (thôn Phương Đông) quyết định dọn dẹp, đầu tư chăm bón măng cụt, sầu riêng, dừa xiêm… Sau 4 năm, 60 cây sầu riêng đã vươn mình cao lớn sắp đến mùa thu hoạch; 10 cây măng cụt trồng đợt đầu đã cho trái ngọt 2 vụ, cho thu hơn 50 triệu đồng/năm.

Vườn cây ăn quả phát triển, cho hiệu quả kinh tế cao, ông Thanh lại tiếp tục trồng thêm 50 cây măng cụt ở những khoảng đất trống, đầu tư sửa sang lại vườn tược. Sau đó, ông Thanh cũng được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ cải tạo vườn theo Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết 35) quy định cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại giai đoạn 2021-2025.

Thành quả thực hiện kinh tế vườn của người nông dân xã Trà Đông.

Cũng giống như ông Thanh, sau hơn 5 năm nỗ lực cải tạo từ mảnh đất khô cằn rộng 1000m2, nay ông Huỳnh Chung (thôn Ba Hương) đang vào mùa thu quả ngọt. Những chùm thanh trà sum suê trái, chuối oằn mình sai quả…

Người nông dân này đã đầu tư cho khu vườn của mình 150 triệu đồng, trồng hơn 50 cây thanh trà, 100 cây cam sành, xen canh chuối và mới trồng thêm 50 gốc bòn bon, 100 gốc măng cụt.

Mỗi năm trung bình ông Chung bán được 200kg cam sành, 300kg thanh trà và đều đặn có chuối thu hoạch. Là hình mẫu kinh tế vườn trên địa bàn xã Trà Đông, vườn của ông Chung được nhiều hộ trên địa bàn đến tham quan học hỏi.

Hằng năm trung bình ông Chung bán được 200kg cam sành, 300kg thanh trà và đều đặn có chuối thu hoạch.

Đầu năm 2023, theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam, hộ ông Huỳnh Chung được hỗ trợ giống cây trồng, làm giếng khoan và hệ thống tưới lên đến 136 triệu đồng. Từ đây, bài toán về nguồn nước cho cây trồng trong vườn được giải quyết,  ông không còn phải lo lắng về nước tưới.

Bên cạnh phát triển kinh tế vườn, ông Chung còn đầu tư nuôi gà, vịt, lợn và cầy vòi hương. Ước tính tổng thu nhập của gia đình ông từ chăn nuôi và kinh tế vườn đạt trên 200 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ từ địa phương

Theo ông Đỗ Tấn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Đông,  năm 2023, xã đã thông qua hồ sơ hỗ trợ đầu tư trên 6,7 triệu đồng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp; trên 48 triệu đồng hệ thống nước tưới, giếng khoan và 10 triệu đồng để chỉnh trang vườn tược đối với hộ ông Nguyễn Cao Thanh. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao những hộ được đầu tư, hỗ trợ thêm kỹ thuật chăm sóc cây trồng đạt hiệu quả cao cho nông dân.

Hệ thống nước tưới bài bản được đầu tư tại vườn ông Chung theo Nghị quyết 35.

Bà Nguyễn Thị Huyền Trâm (thôn Thanh Trước) là người xây dựng mô hình nuôi cầy vòi hương đầu tiên ở Bắc Trà My với gia trại rộng hơn 200m2.

Năm 2019, thấy người em của mình mua giống cầy vòi hương về nuôi thuận lợi, lại bán được giá cao, bà Trâm cũng học hỏi, rồi bắt tay nuôi thử.

Hỗ trợ người dân nuôi giống chồn rừng, xã Trà Đông đã đầu tư 10 triệu đồng để bà Trâm cải tạo chuồng trại. Đồng thời, chính quyền quan tâm phát triển mô hình này trên địa bàn xã, hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho người dân.

Giống cầy vòi hương mang lại hiệu quả kinh tế mới.

Năm 2023, xã Trà Đông đã đầu tư 1,5 tỷ đồng cho 61 hộ dân làm kinh tế vườn - trang trại trên tổng diện tích 28ha theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh. Đầu năm 2024, đã có 108 hộ dân đăng ký để được hỗ trợ phát triển kinh tế vườn - trang trại giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Phước, là xã vùng thấp của huyện Bắc Trà My, lại gần huyện Tiên Phước, địa phương đang phát triển kinh tế vườn - trang trại, thời gian tới, xã Trà Đông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng quy mô những vườn đã đầu tư. Đồng thời, vận động thêm những hộ cải tạo vườn để tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng hơn 47.000ha cây vụ đông 2024 – 2025

    Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng hơn 47.000ha cây vụ đông 2024 – 2025

    Để tiếp tục phát triển toàn diện ngành trồng trọt theo hướng tập trung, quy mô lớn, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa phấn đấu sản xuất vụ đông năm 2024-2025 gieo trồng hơn 47 nghìn ha cây trồng, ổn định sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn.

  • Nghệ An tăng tốc sản xuất vụ đông

    Nghệ An tăng tốc sản xuất vụ đông

    Vụ đông năm nay, tỉnh Nghệ An phấn đấu gieo trồng 34.690 ha cây trồng vụ đông các loại. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng gần 5.000 ha.

  • Nương nhờ vào biển, khôi phục diện tích thủy hải sản

    Nương nhờ vào biển, khôi phục diện tích thủy hải sản

    Trắng tay sau siêu bão Yagi nhưng người dân nuôi trồng thủy hải sản ở biển Quảng Ninh vẫn quyết bám trụ với nghề. Bởi họ yêu biển, hiểu biển và bao đời này sống nhờ biển. Với hơn 6.100km2 mặt biển là ngư trường khai thác rộng lớn, tạo ra cơ hội lớn cho người dân phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

  • Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Đó là thành quả mà ông Đàm Duy Từ, sinh năm 1963, ở xóm 10, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đạt được.

  • Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Với diện tích 2ha đất được trồng xen canh nhiều loại cây trồng được canh tác bài bản, khoa học giúp mỗi năm có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

  • “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau nhiều lần thất bại, anh Phạm Minh Phương đã thuần hóa và nuôi thành công chồn hương - con nuôi tốn không nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, từng bước mở rộng quy mô, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Top