Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2022 | 14:58

Nhà vườn xoay xở mong bơ Booth khởi sắc vụ mới

Bơ Booth từng là cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân làm giàu.

Thế nhưng, vài năm qua, giá bơ Booth xuống thấp, đầu ra không ổn định, khiến nhiều người chán nản. Trước thực tế này, nhiều  nhà vườn ở Đắk Nông đã tìm cách xoay xở để duy trì vườn bơ, với hy vọng giá bơ sẽ khởi sắc trong các vụ tiếp theo.

Nhà vườn xoay xở duy trì vườn bơ

Hiện nay, nhiều người nông dân đã thấm thía việc chạy theo phong trào trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, những người trồng bơ Booth với diện tích lớn gặp nhiều khó khăn vì giá “bắt đáy” nhiều năm qua.

Thời điểm này, giá Bơ booth giảm còn 2.000 - 5.000 đồng/kg. Thậm chí, có những thời điểm bơ Booth không tiêu thụ được, nên một số người chán nản, phá bỏ loại cây trồng này.

Thế nhưng, nhiều nhà vườn vẫn kỳ vọng bơ Booth sẽ khởi sắc trong thời gian tới và kiên trì giữ lại vườn bơ. Nhiều người đã áp dụng các biện pháp chăm sóc vườn bơ hợp lý, tăng nguồn thu từ cây trồng xen, tránh áp lực chặt bơ lấy đất trồng cây khác.

Vườn bơ Booth của ông Đỗ Bá Quý rụng đầy gốc vì không tiêu thụ được.

Gia đình ông Đỗ Bá Quý, thôn 4, xã Đắk R’măng (Đắk Glong), có trên 3,5ha đất sản xuất. Để bảo đảm nguồn thu nhập từ các loại cây trồng, ông  bố trí 2 ha trồng cà phê xen 3.000 trụ tiêu. Diện tích còn lại ông trồng trên 200 cây bơ Booth.

Ông Quý cho biết, vài năm nay, giá bán bơ Booth quá thấp. Vườn bơ của gia đình vụ này ước đạt trên 20 tấn quả, nhưng không bán được. Bơ rụng đầy gốc, ông gom lại để ủ làm phân vi sinh bón cho cây trồng.

Để có được vườn bơ như hiện nay, gia đình ông đã đầu tư khá nhiều công sức, tiền của. Trong đó, công chăm sóc vườn bơ từ khi trồng đến nay là không thể tính được. Vì vậy, ông quyết tâm giữ lại vườn bơ Booth này.

Hiện nay, vườn bơ vẫn được ông Quý chăm sóc với chế độ phù hợp để dưỡng cây. Ông tiến hành tỉa cành, tạo tán, ghép chồi, khống chế số lượng trái trên cây để giảm bớt lượng phân bón.

“Tôi nghĩ bơ cũng như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng…, có thời điểm rớt giá, nhưng sau đó phục hồi trở lại. Cây bơ có giá trị kinh tế, phù hợp với khí hậu địa phương, nên nếu chặt bỏ thì hết sức lãng phí”, ông Quý cho biết.

Còn đối với ông Trần Văn Bình, xã Cư K’nia (Cư Jút), để giữ lại vườn và tiếp tục có thu nhập, ông đã thực hiện biện pháp ghép chồi trên thân cây bơ Booth trưởng thành.

Ông dùng chồi bơ 034, bơ sáp, hass… để ghép cho vườn bơ Booth. Các giống bơ sáp địa phương, bơ đặc sản khi ghép vào gốc bơ Booth vẫn phát triển bình thường, chỉ 1- 2 năm là cho quả.

Theo ông Bình, ưu điểm của kỹ thuật ghép chồi bơ là bà con có thể tận dụng được gốc ghép đã lớn, thời gian ra quả nhanh, không phải chặt bỏ cây để trồng mới.

Vụ bơ vừa qua, nhiều vườn trồng bơ Booth trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gặp khó về đầu ra thì vườn bơ ghép của ông Bình vẫn tiêu thụ bình thường. Có thời điểm, sản phẩm bơ của ông được thương lái mua trên 20.000 đồng/kg.

Quy hoạch vùng sản xuất tập trung

Để phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông khuyến cáo người dân tập trung chăm sóc diện tích bơ hiện có. Bà con không nên vội vàng chuyển đổi bơ sang cây trồng khác khi giá bơ xuống thấp.

Những năm gần đây, cây bơ đã phát triển mạnh, nên Đắk Nông đang định hướng, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, hướng tới xuất khẩu. Từ đó, giúp bà con sản xuất bơ hiệu quả, có đầu ra ổn định.

Trong 5 năm qua, diện tích bơ của Đắk Nông tăng lên gấp 4 lần, từ 1.000ha lên mức gần 4.000 ha. Bơ tập trung nhiều nhất tại huyện Đắk Song, chiếm 42% diện tích; Tuy Ðức, Đắk Mil, mỗi huyện chiếm 15,77% diện tích bơ toàn tỉnh.

 

Kim Ngân
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top