Những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, giá cà phê nhân đạt đỉnh điểm 80.000 đồng/kg trở thành câu chuyện sôi động, niềm vui của những nông dân “gồng” chờ giá tốt.
Câu chuyện nông dân chờ giá cà phê tăng giá năm nào cũng diễn ra. Tuy vậy, để trở thành nông dân "thông thái", bán nông sản với giá cao thì không có nhiều. Với chị Nguyễn Thị Hoài, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa thì may mắn đến nhiều lần.
Vụ mùa này, gia đình chị Hoài thu hoạch được 1,3 tấn cà phê nhân. Chị Hoài chia sẻ: “Nông dân làm lụng vất vả cả năm cốt mong đón bán được giá tốt nên mấy ngày tết, tôi vẫn thường xuyên theo dõi giá cà phê để chớp thời cơ. Qua theo dõi, những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, có thời điểm giá cà phê nhân đã đạt 80.000 đồng/kg, cao nhất trong 20 năm gần đây. Tuy nhiên, tôi đang chờ thêm vài ngày nữa, nếu giá cao hơn sẽ bán. Nếu không có giá cao hơn thì mức giá 80.000 đồng/kg cũng tốt vì cao rồi”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hoài, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) chăm sóc vườn cà phê sau thu hoạch.
Chị Hoài cho biết, nhiều năm qua, gia đình thu hoạch xong cà phê chưa bán ngay mà chờ ra tết mới bán vì thường đây là thời điểm giá cao.
“Trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, khi cà phê có giá xấp xỉ 40.000 đồng/kg, thấy mọi người bán ra nhiều tôi cũng sốt ruột nhưng vẫn cầm cự. Ra tết, tôi bán với giá 51.000 đồng/kg nhưng vẫn thấy tiếc vì rẻ mấy giá”, chị Hoài tâm sự.
Anh Mai Văn Tuế, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa cũng cho biết, gia đình có hơn 1 tấn cà phê nhân sản xuất theo tiêu chuẩn nông sản sạch. Hiện nay, gia đình đang được đối tác đặt mua cao hơn giá thị trường 15.000 đồng/kg và chờ giá cao sẽ giao hàng.
HTX Thanh Thái, xã Nam Nung, huyện Krông Nô có 240 hộ dân tham gia sản xuất khoảng 500 ha cà phê. Ông Lang Thế Thành, Giám đốc HTX Thanh Thái cho biết: “Hiện nay, HTX chỉ có vài chục hộ còn cà phê chưa bán. Họ đang đợi giá cao hơn mới bán”.
Ông Thành phân tích: “Giá cà phê khoảng 30.000 đồng/kg thì nông dân chỉ mới hòa vốn. Trong khi đó, nhiều năm qua, mặt hàng này chỉ quanh quẩn ở mức 30.000 – 40.000 đồng/kg. Vì thế, những hộ cầm cự đến thời điểm này là những hộ có kinh tế khá mới chờ giá cao hơn để bán”.
Thành viên HTX Thanh Thái, xã Nam Nung, huyện Krông Nô (Đắk Nông) sản xuất cà phê sạch để nâng cao giá trị sản phẩm.
Đến nay, sản lượng cà phê mà nông dân Đắk Nông chưa bán ước chỉ còn khoảng 10% tổng sản lượng năm 2023. Thực tế, đa số nông dân Đắk Nông trước tết khi giá cà phê ở mức 60.000 – 70.000 đồng đã bán phần lớn sản lượng.
Theo các hộ dân, nhiều năm qua, giá cà phê ở mức thấp. Đa số nông dân phải vay mượn tiền mua phân bón để chăm sóc cà phê nên khi giá cà phê tăng và thấy có lời thì bán để tất toán công, trả nợ trước tết.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.