Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2022 | 10:48

“Quả ngọt” ở Liên Minh

Dù ở giữa núi rừng Liên Minh (thị xã Sa Pa, Lào Cai) nhưng ông Nguyễn Danh Minh (thôn Bản Sài) vẫn được nhiều người nể phục, kính trọng bởi không chỉ có nhiều cách biến đất hoang thành tiền mà ông còn luôn thành công nhờ kinh nghiệm làm nông và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

“Chất nông dân trong máu”

Vốn là người Mường ở Hòa Bình, ông Minh lên Sa Pa làm thuê cho nhà hàng, khách sạn. “Cũng làm việc ở một khách sạn lớn rồi đấy, nhưng cái chất nông dân cứ trỗi dậy khi thấy cảnh đất trống đồi trọc”, ông Minh tâm sự.

Năm 2006-2007, ông Minh xin nghỉ việc ở khách sạn 5 sao về xã Nậm Sài (cũ) làm dự án 661, phủ xanh 25ha đất trống đồi trọc. Ông nhớ rõ, khi đó ông đã trồng 2.400 cây mỡ, 1.800 cây quế và 1 vạn cây sa mu. Nhưng vì tập quán chăn thả gia súc của bà con bản địa, khiến cây non chưa kịp lớn đã bị nát hết bởi trâu, bò tràn lên quá nhiều.

Ông Nguyễn Danh Minh thôn Bản Sài (Liên Minh, thị xã  Sa Pa, Lào Cai) người dầu tiên đưa cây cam lên trồng tại địa phương

Ngay lập tức, ông quay sang khoanh vùng 3ha trồng dưa hấu. Năm đầu tiên, dưa phát triển tốt. Hơn 1.000 cây dưa cho thu hoạch 7 tấn quả, bán với giá 16.000 đồng/kg, thu về hàng trăm triệu đồng. Thành công từ cánh đồng dưa, khiến chính quyền địa phương và bà con trong vùng tìm đến học hỏi, nhờ ông hỗ trợ, làm cây giống và chuyển giao kỹ thuật để các hộ  khác cùng trồng.

Diện tích trồng dưa hấu ở thị xã Sa Pa được mở rộng lên 7ha ở nhiều xã: Nậm Cang, Nậm Sài,Thanh Kim... (địa danh cũ của Sa Pa). Nhưng dường như thành quả này chả có gì đáng ngạc nhiên bởi theo ông Minh: “Khi đã nắm rõ được loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sản phẩm dễ tiêu thụ trên địa bàn thì chắc chắn thành công”.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng, ông kể vanh vách, rằng phải lấy quả từ đốt thứ 3-4 để có chất lượng quả to, ngon ngọt, lấy gần gốc quá thì quả bé, vỏ dày hay lấy xa hơn (từ đốt thứ 5-6 của thân cây) thì quả nhạt... cũng đủ hiểu bí quyết không chỉ là cần cù, siêng năng mà còn là cả công phu tìm tòi, kinh nghiệm vun xới, chăm chút đúng kỹ thuật. Có những vụ như năm 2011, thu hoạch 100 tấn dưa hấu. Ông Minh kể lại: “Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm thu hoạch và năng suất cao nên tiêu thụ bị chậm, giá bán chỉ được 10.000 đồng/kg”.

Từ những trăn trở về giống dưa ngắn ngày, ông Minh lại nghĩ cách để có được vùng trồng cây lâu năm, thu hoạch bền vững hơn. Ông nghĩ đến cây cam quê mình nhưng không rõ nó có chịu được khí hậu Sa Pa khắc nghiệt không. Rồi ông quyết định đưa 15 cây cam ở Hòa Bình về trồng thử. Từ lúc trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch cũng mất 3 năm, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho quả ngon không kém gì ở Hòa Bình. Năm 2015, ông mạnh dạn thay hết dưa hấu bằng 3 giống cam: Xã Đoài, V2, Vinh. Đến năm 2019, 1ha cam cho thu hoạch 45-50 tấn quả, bán với giá 20.000 đồng/kg. Ông nhẩm tính: “Mỗi năm cần khoảng 70 tấn phân chuồng, 70 tấn phân hữu cơ, các nguyên vật liệu chế thuốc bảo vệ thực vật bằng sinh học như: tỏi, ớt, gừng, rượu, cây mật... để phòng chống côn trùng, chi phí khoảng 240 triệu đồng. Thuê 8 nhân công lao động... Trừ chi phí, gia đình thu lãi  khoảng 1 tỷ đồng. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ cam gặp khó khăn, lãi giảm 1/3, chỉ còn 600 triệu đồng”.

Đến nay, ông Minh đã mở rộng diện tích cam lên 7ha, ngoài 3 giống cam cũ, còn trồng thêm bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi da xanh...và trồng xen hơn 1.000 cây ổi.

Chăm cây như chăm con

Hiếm thấy người nông dân nào kể về việc chăm cây mà như đang chăm những đứa con thơ của mình, tỉ mỉ và chi tiết như thế. “Với mỗi hố trồng đường kính 90cm, sâu 70cm, cây cách cây cây 4,5m, hàng cách hàng 5m, 1ha tôi trồng 425 cây. Mỗi cây tôi bón 1 tạ phân chuồng, 2kg phân lân, rắc hết 4kg vôi bột. Ra Tết thì cam trổ hoa, tháng 10 thì quả chín. Để có những lứa cam chất lượng, tôi phải ngâm rất nhiều tỏi, ớt, gừng, cây mật với rượu, rồi lấy hợp chất đó phun chống côn trùng, nhện. 1.000 cây ổi trồng xen cũng là cách để xua đuổi rầy cánh cứng. Loại này rất sợ mùi lá ổi.  Quả ổi sẽ thu hút ruồi vàng, thay vì châm quả cam, chúng sẽ quay sang châm quả ổi, chỉ những quả để thu hoạch tôi mới bọc lại. Đặc biệt là, muốn cam ngọt tự nhiên, tôi mua quả chuối tiêu về ngâm chiết lấy kali rồi phun trực tiếp vào quả cam, hương vị cam thơm ngọt hơn mà người tiêu dùng cũng được an toàn với sản phẩm không sử dụng hóa chất độc hại”.

Chính cách chăm sóc có Tâm mà vườn cam của ông Minh đạt cả năng suất và chất lượng tốt. Thương lái tìm đến tận vườn thu mua, chỉ bán tại thị xã Sa Pa và tỉnh Lào Cai đã hết sạch, cung không đủ cầu.

Đem lại giá trị kinh tế cao, vườn cam của ông Minh lại mở hướng phát triển kinh tế mới cho bà con các dân tộc quanh vùng. Xã Liên Minh phát triển cam như cây trồng mũi nhọn với gần 70ha. Riêng thôn Bản Sài có gần 50 hộ trồng với diện tích trên 20ha. Nhiều người không thuộc diện được hỗ trợ phát triển kinh tế cũng tự bỏ vốn đầu tư. Ông Minh chính là người tích cực nhất trong việc hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cho bà con. Nhưng điều ông lo lắng nhất hiện nay là: “Tập quán canh tác của bà con chưa thực sự thay đổi, không chịu đầu tư chăm sóc thì năng suất không cao. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không có liên kết, đầu tư khoa học kĩ thuật chưa đến nơi đến chốn nên chất lượng trái không đều, đầu ra bấp bênh..., ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp chính quyền, ngành chức năng, tổ chức hội, đoàn thể để có được chuỗi sản xuất an toàn. Có như vậy, cam mới thực sự phát huy được thế mạnh là cây trồng chủ lực, giúp bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu”, ông Minh chia sẻ.

Với kinh nghiệm làm kinh tế của mình, ông Minh cho biết, thị trường của mặt hàng trái cây rất lớn, ngay ở thị xã Sa Pa cũng như trong tỉnh Lào Cai. Nhưng đã sản xuất thì phải cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng, uy tín thì mới bền vững, góp phần làm giàu người nông dân.

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top