Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 1 năm 2023 | 10:7

Quản Bạ: Trồng gừng trâu ruột vàng đạt hiệu quả kinh tế cao

Tận dụng các tiềm năng, lợi thế của địa phương, chính quyền huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã hướng dẫn người dân đưa cây gừng vào trồng thử nghiệm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương tích cực triển khai…

Trước đây, người dân một số thôn vùng cao của xã Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang) chỉ canh tác được 1 vụ ngô, do điều kiện địa hình đồi núi dốc, ở vùng sâu, vùng xa nên khó phát triển sản xuất cây rau màu như các xã vùng thấp. Nhờ có sự quan tâm và vận động chính quyền địa phương, hướng dẫn bà con trồng gừng lấy củ và được HTX thu mua; qua đó, một số hộ áp dụng trồng thử nghiệm đã đạt được những hiệu quả.

Cụ thể, gia đình anh Hàng Xuân Trường, thôn Lùng Chu Phìn, năm nay trồng được gần 1.500 m2 gừng trâu ruột vàng, anh Trường cho biết: “Trước đây, nhà tôi thu hoạch ngô xong là để trống ruộng do không biết trồng loại cây gì phù hợp. Đến vụ năm nay được xã tuyên truyền trồng gừng trâu để HTX thu mua, nhà tôi đã mạnh dạn trồng thử nghiệm. Tôi nhận thấy gừng là loại cây dễ trồng và ít sâu bệnh, chỉ cần bón phân chuồng là cây phát triển tốt, không mất nhiều công chăm sóc. Giống gừng này cho năng suất cao, mỗi cây có thể thu hoạch được vài kg gừng tươi nên cho thu nhập khá. Sau vụ này, năm sau tôi sẽ tiếp tục trồng gừng để tăng thu nhập cho gia đình”.

Cán bộ xã Tùng Vài (Quản Bạ) kiểm tra diện tích gừng của hộ anh Hàng Xuân Trường, thôn Lùng Chu Phìn.

Năm nay xã Tùng Vài triển khai mô hình trồng Gừng trâu ruột vàng được hơn 3 ha. Phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Trọng Tùng, cho biết: “Việc liên kết sản xuất trồng gừng là mô hình sản xuất mới, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đây là một mô hình “xóa đói, giảm nghèo”, rất dễ thực hiện, ít công chăm sóc, vốn đầu tư không nhiều, kỹ thuật trồng đơn giản và cho thu nhập cao, phù hợp với điều kiện các hộ dân ở đây. Sắp tới, xã sẽ tuyên truyền và nhân rộng mô hình để nông dân áp dụng, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho bà con”.

Nương gừng của các hộ dân (Ảnh minh hoạ).

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, lãnh đạo huyện Quản Bạ đã tìm kiếm các doanh nghiệp, HTX đến liên kết sản xuất với nông dân trên địa bàn. Điển hình đã thu hút được HTX dược liệu Sơn Ý, ở huyện Vị Xuyên tổ chức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con, với giá thu mua 11 nghìn đồng/kg. Ngành chuyên môn đã tham mưu cho huyện hỗ trợ bà con kinh phí sản xuất ban đầu với số tiền trên 364 triệu đồng cho 16 hộ, diện tích 4,912 ha, gồm: Xã Tùng Vài 3,012 ha; Quản Bạ trồng được 1,9 ha. Hình thức hỗ trợ 100% tiền giống ban đầu, sau khi bà con thu hoạch sẽ thu hồi 50% giá giống. Nhờ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng trọt, đồng thời cam kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ đã vượt qua tâm lý lo ngại về đầu ra, tham gia học hỏi kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất. Bà con cũng thay đổi tư duy, thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng cách sử dụng phân chuồng ủ, phân xanh chăm bón cây trồng. Nhờ đó mà cây gừng trồng theo hướng hữu cơ đã phát triển tốt, mang lại thu nhập cao cho bà con.

Mô hình trồng Gừng trâu ruột vàng hàng hóa được nhận định là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Sản xuất và tiêu thụ gừng đã góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ vùng sâu, vùng xa. Qua đó, giúp đưa một cây trồng mới vào sản xuất tại địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top