Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 12 năm 2023 | 19:23

TT- Huế mở rộng trồng sâm Bố Chính trên vùng gò đồi

Thị xã Hương Thủy là địa phương tiếp theo ở Thừa Thiên Huế triển khai trồng cây sâm Bố Chính theo phương pháp hữu cơ trên đất gò đồi, được người nông dân đánh giá cao và cho thấy nhiều triển vọng.

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) cho biết, Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2023 TX. Hương Thủy vừa tổ chức nghiệm thu dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính trên vùng đất gò đồi xã Phú Sơn”.

 TX. Hương Thủy triển khai trồng thử nghiệm 2.500m2 cây sâm Bố Chính theo phương pháp hữu cơ trên đất vùng gò đồi ở xã Phú Sơn.

 TX. Hương Thủy triển khai trồng thử nghiệm 2.500m2 cây sâm Bố Chính theo phương pháp hữu cơ trên đất vùng gò đồi ở xã Phú Sơn.

Theo đó, Dự án thực hiện từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023 tại 2 vườn trồng của 2 hộ gia đình, với tổng diện tích 2.500m2 (mỗi vườn 1.250m2) để trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính sản xuất theo phương pháp hữu cơ trên đất vùng gò đồi xã Phú Sơn (TX. Hương Thủy).

Trong quá trình triển khai, cùng với việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây Sâm Bố chính theo hướng sản xuất hữu cơ trên vùng đất gò đồi, ứng dụng màng phủ nông nghiệp và hệ thống tưới phun mưa tự động, Trung tâm Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Thủy cũng đã tiến hành nhiều lớp tập huấn giúp người dân nắm bắt cách thiết kế vườn cây, phương pháp trồng, chăm sóc, bón phân, làm cỏ,... từ khi trồng cho đến kỳ thu hoạch.

Theo đánh giá cây phát triển tốt, hợp thổ nhưỡng  và cho thấy có nhiều triển vọng.

Theo đánh giá cây phát triển tốt, hợp thổ nhưỡng  và cho thấy có nhiều triển vọng.

Qua kiểm tra thực tế, các thành viên trong hội đồng đánh giá cao kết quả đạt được của dự án, nhận định dự án có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Đồng thời khẳng định, dự án đã hoàn thành đúng các nội dung được phê duyệt và được hội đồng nghiệm thu nhất trí thông qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên trong hội đồng cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế và đưa ra một số góp ý để đơn vị thực hiện dự án bổ sung, hoàn thiện.

Ông Phạm Bá Phương, cán bộ Bảo vệ thực vật - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Thủy  cho hay: Trong thời gian thực hiện đề tài Trung Tâm đã bám sát các mục tiêu đã xây dựng để triển khai thực hiện đến tận hộ nông dân. Thực tế theo dõi đến nay cây Sâm bố chính sinh trưởng tương đối tốt, thích nghi thổ nhưỡng, ít sâu bệnh, được bà con nông dân đánh giá cao và thấy có nhiều triển vọng.

Nhiều địa phương ở Thiên Thiên Huế đã trồng thành công cây Sâm Bố Chính và hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều địa phương ở Thiên Thiên Huế đã trồng thành công cây Sâm Bố Chính và hiệu quả kinh tế cao.

Cũng theo ông Phương, TX. Hương Thủy cũng đã kí kết hợp tác thu mua sản phẩm với Công ty TNHH SCB Hoàng Gia (Địa chỉ ở TP. Huế ), theo đó doanh nghiệp này sẽ cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm củ tươi cho người trồng sâm ở địa phương.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích trồng cây sâm Bố Chính tại địa phương khoảng hơn 10ha, được trồng tập trung tại huyện A Lưới (gần 7ha); thị xã Hương Trà (3ha), huyện Quảng Điền (0,05ha) và TX. Hương Thủy (0,2ha).

Thực phẩm từ sâm Bố Chính đang được ưa chuộng ở Thiên Thiên Huế.

Thực phẩm từ sâm Bố Chính đang được ưa chuộng ở Thiên Thiên Huế.

Theo y học cổ truyền, cây sâm Bố Chính là loại dược liệu có công dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, bổ máu, nhuận phế, trợ tiêu hóa, sinh tân dịch; có thể dung để chữa trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt, lao phổi ở trẻ em, hen suyễn, ho, sốt, thiếu máu, trầm cảm, ra nhiều mồ hôi, mỏi lưng, động kinh, tiêu hóa trì trệ, suy giảm sinh lý… Do đó, sâm Bố Chính là cây dược liệu có giá trị cao về kinh tế.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top