Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024 | 11:15

Thu hàng tỷ đồng từ cánh đồng mía lớn

Nhờ tập trung được ruộng đất, tạo thành cánh đồng mía lớn, hộ ông Trần Ngọc Chế ở xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) có thu hàng tỷ đồng/năm, trở thành điển hình về hộ nghèo vượt khó vươn lên làm giàu.

Vượt khó

Tuy là vùng đất phù sa, màu mỡ nhưng không có loại cây trồng nào có thể thu hoạch được mỗi khi nước lũ tràn về trên cánh đồng trũng lưu vực sông Mã, duy nhất chỉ có cây mía phù hợp với địa hình nơi đây. Lựa chọn cây trồng có thể “sống chung với lũ” vừa là cách khắc phục địa hình khắc nghiệt để phát triển kinh tế hộ, vừa là cách bảo tồn và phát huy hiệu quả kinh tế từ cây mía mang lại.

Ông Trần Ngọc Chế thăm cánh đồng mía của gia đình.

Gặp ông trên cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò bay, ông Chế tuy đã 67 tuổi nhưng sức khỏe thì nhiều thanh niên trai tráng không sánh bằng. Nở nụ cười rạng rỡ đón chúng tôi bằng sự cởi mở và nhiệt tình, ông chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất Thiệu Hóa nghèo khó, cái nghèo đã ăn sâu vào suy nghĩ, khi về đây định cư, thấy cánh đồng màu mỡ phù sa, hàng năm lũ lụt về, hoa màu mất trắng. Dựa vào kinh nghiệm từ thời kỳ công tác tại Nông trường Thống Nhất, tôi biết được cây mía có sức chống chịu tốt, phù hợp với vùng đất này, và nung nấu quyết tâm trồng mía để tăng thu nhập cho gia đình.

Do đó, năm 2007, tôi quyết định mua đất, tập trung dần để trồng mía phát triển kinh tế gia đình. Thời điểm đó khó khăn, giá mía thấp, chỉ khoảng 600.000 đồng/tấn mía sạch, nhiều hộ từ bỏ cây mía chuyển sang trồng thâm canh cây khác hiệu quả hơn. Với suy nghĩ “nghèo vượt khó”, lấy công làm lãi nên tôi đi ngược với suy nghĩ của mọi người, quyết định vay mượn để đầu tư mua đất, lúc bấy giờ tập trung được 3ha đất trồng mía là không dễ.

Ông Chế đầu tư hàng loạt máy nông nghiệp để trồng mía.

Ông Chế kể: “Thời vàng son của cây mía là năm 2015, cũng là lúc nông dân mạnh dạn dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai để trồng mía. Thành quả là cánh đồng mía 15 ha trải dài tít với một màu xanh mát, những cây mía bụ bẫm đã xua tan mọi mệt mỏi trong tôi, dù cả ngày quần quật trên cánh đồng mía”.

Phải nói rằng, đam mê với cây mía đã ăn sâu vào con người ông,  như ông Chế ví von vui rằng: “Cây mía rất ưa tỉa tót, phải chau chuốt đánh lá, vuốt ve giống như chăm sóc người phụ nữ đẹp”. Vì rệp trắng bám trên bẹ mía nếu không được đánh lá nó hút đường thì lượng đường trong mía sẽ giảm.

Theo ông Chế, nghề trồng mía không phải cứ mang lý thuyết ra áp dụng là thành công. Trồng mía chủ yếu thông qua kinh nghiệm và tích lũy kiến thức thông qua các lớp tập huấn, hội thảo... Trong quá trình canh tác, chăm sóc mía, không phải cái gì cũng có sách hướng dẫn, có lần ông phải thức trắng đêm để nghĩ cách cứu mía do bọ cánh cứng gây hại.

Năm 2015-2017, dù nhận định mía là cây chủ đạo, nhưng thời điểm đó, ông vẫn trồng 7ha ngô sinh khối để chăn nuôi bò sữa. Nhưng, mỗi lần lũ lụt về, diện tích ngô ấy lại mất trắng, mà cây mía vừa chịu hạn rất tốt, lại chịu được ngập lụt. Do đó, lão nông ấy lại quay về trồng mía để làm giàu.

Sử dụng toàn bộ máy móc trong khâu trồng và thu hoạch mía .

Chính sách giúp dân làm giàu

“Dù có diện tích trồng mía lớn, nhưng chỉ lấy công làm lãi bao giờ mới giàu được. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. May thay, thời điểm đó, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ vay vốn 2 năm không lãi, tôi mạnh dạn vay vốn 80% bên khuyến nông mua máy làm đất, máy trồng mía, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, từ máy động cơ 21 mã lực cho đến 95 mã lực. Một sào mía nếu dùng cơ giới hóa chỉ tốn 200.000 đồng tiền dầu máy, nhưng nếu làm thủ công phải chi phí tới cả triệu đồng. Đã làm lớn phải chấp nhận tốn kém chi phí đầu tư ban đầu”, ông Chế chia sẻ.

Để đảm bảo cơ giới hóa hiệu quả cao hơn trên cánh đồng mía lớn, ông tiếp tục chuyển sang máy roler phân phối từ 100 trở lên, bao gồm: 4 máy mã lực từ 98 đến 1000, 3 máy chăm sóc cây mía. Ngoài ra, ông Chế còn đầu tư máy múc để khơi thông hệ thống thủy lợi, máy gắp mía, xe tải vận chuyển mía…

Đến nay, ông Chế đã tích tụ được 40ha đất.

Từ 3ha ban đầu, đến nay, ông Chế đã tích tụ được 40ha đất ở xã Cẩm Vân và thị trấn Quý Lộc để trồng mía. Hiện, diện tích đó đang được chuyển đổi dần sang trồng mía chất lượng cao. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông Chế thu về 2 tỷ đồng.

Theo ông Chế, khi một số sản phẩm đường nhập lậu bán phá giá thị trường dẫn đến giá thu mua mía nguyên liệu xuống thấp, người nông dân trồng mía gặp nhiều khó khăn. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm từ mía đường; sự hỗ trợ từ phía Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn về vay vốn 100% phân bón, thu hoạch mía kém năng suất sớm cải tạo đất để đưa giống mới năng suất, chịu hạn, gia đình ông cũng như những người nông dân trồng mía xứ Thanh đã yên tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, cho biết: Hiện nay, mía là cây trồng nguyên liệu có đầu ra ổn định, năng suất đạt 55 tấn/ha, cho thu nhập cao hơn so với cây trồng khác. Theo Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 11/1/2019 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cơ chế, chính sách của Nhà máy đường Lam Sơn và tấm gương của hộ ông Trần Ngọc Chế, chính quyền xã đã vận động người dân trên địa bàn tích tụ ruộng đất, chuyển đổi 150ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía mang lại giá trị kinh tế cao hơn, giúp người nông dân vươn lên làm giàu.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top