Các vườn lấy sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của địa phương như: cam, ổi, mít, bưởi, quýt, na, táo… để sản xuất.
Sau gần 3 năm thực hiện, huyện Nghĩa Đàn xây dựng thành công 44 vườn chuẩn nông thôn mới. Năm 2022, các cấp, ngành tiếp tục đồng hành với người dân tích cực thực hiện, phấn đấu hoàn thành thêm 25 vườn chuẩn (trong đó, có 2 vườn chưa đạt năm 2021 tiếp tục thực hiện năm 2022).
Quá trình xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới, huyện Nghĩa Đàn thành lập ban chỉ đạo, tổ chức bài bản các bước, từ tuyên truyền, vận động người dân đến lập hồ sơ quy hoạch, tổ chức tập huấn kỹ thuật, bám sát các mục tiêu đề ra để hướng dẫn bà con nông dân hoàn thành các tiêu chí.
Các vườn trồng các loại cây ngắn ngày để “lấy ngắn nuôi dài” trên diện tích đất mới trồng cây ăn quả. Ảnh minh họa: Lưu Khuyên
Các vườn trồng các loại cây ngắn ngày để “lấy ngắn nuôi dài” trên diện tích đất mới trồng cây ăn quả. Tất cả các vườn áp dụng các biện pháp chăm sóc cây trồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, dùng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu hại cho cây trồng.
Khu vực chuồng trại chăn nuôi của các vườn hộ xây dựng đúng vị trí quy hoạch, đảm bảo môi trường, cảnh quan. Các hộ đều xây hố ủ phân hữu cơ có nắp đậy hoặc bạt che để đảm bảo vệ sinh môi trường và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ sử dụng hầm bioga, nhưng cơ bản dùng chế phẩm sinh học để xử lý khu vực chăn nuôi.
Sau gần 3 năm thực hiện, huyện Nghĩa Đàn xây dựng thành công 44 vườn chuẩn nông thôn mới. Ảnh minh họa
Các cấp, ngành và chính các hộ nông dân xây dựng vườn chuẩn cũng tích cực xây dựng các mối liên kết, tạo đầu ra tiêu thụ nông sản. Cấp huyện và xã tăng cường kết nối với các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh, cả nước để hình thành chuỗi từ sản xuất, từ đầu vào, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ.
Để khuyến khích bà con xây dựng vườn chuẩn, bên cạnh những cơ chế chính sách và tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, huyện Nghĩa Đàn còn trích thưởng các hộ xây dựng thành công 20 triệu đồng/vườn.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.