Từ chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi, “dám nghĩ dám làm” nhiều thanh niên ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) đã khởi nghiệp thành công bằng những mô hình trồng trọt độc đáo.
Câu chuyện khởi nghiệp bằng vườn ươm cây tràm dược liệu của thanh niên Đặng Quang Chẩn (SN 1990) ở xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) là một ví dụ điển hình “dám nghĩ dám làm”.
Vườn ươm tràm dược liệu của anh Chẩn ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Khoảng 3 năm trở về trước, gia đình anh Đặng Quang Chẩn là gia đình thuần nông, nghề nghiệp chủ yếu của gia đình là trồng lúa, cây sắn và cây lạc. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây do biến đổi khí hậu nên ảnh hưởng đến hiệu quả về kinh tế.
Từ đó, anh Chẩn qua đã mạnh dạn tìm tòi, phát triển cây tràm dược liệu; do nguồn cây giống dần trở nên khan hiếm, anh Chẩn đã xây dựng vườn ươm để chủ động được nguồn giống. Từ mô hình nhỏ lẻ ban đầu, nay vườn ươm của anh Chẩn đã mở rộng lên gần 1 hecta, cung cấp 300 ngàn cây giống trong một năm.
Với số lượng cây giống này, anh Đặng Quang Chẩn không chỉ cung cấp đủ số lượng cây trồng cho gia đình mà còn cung cấp cho nhiều vùng trồng tràm dược liệu trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi phát triển cây tràm dược liệu, anh Chẩn thấy hiệu quả kinh tế mang lại rất là cao, khắc phục được những tác hại của biến đổi khí hậu như hạn hán và lũ lụt.
Anh Đặng Quang Chẩn chia sẽ “Mô hình trồng cây tràm dược liệu này, khi bà con trồng thì sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có thuốc trừ cỏ ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe của bà con. Giờ đây khi nhìn ra những cánh đồng bát ngát màu xanh của cây tràm dược liệu, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và vui mừng vì đã đi đúng mong muốn của mình để tăng sức khỏe cho người nông dân cũng như người sử dụng tinh dầu tràm của quê hương”.
Vườm ươm cây giống tràm dược liệu của anh Chẩn ngay từ khi ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cây giống của người dân địa phương. Vườn cây giống chất lượng này mang lại thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm/ha cho gia đình anh Chẩn và cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, hoa màu.
Vừa đầu tư vườn ươm cây giống để cung cấp đầu vào, vừa đầu tư hệ thống chưng cất tinh dầu tràm để tiếp nhận đầu ra của cây tràm dược liệu, cơ sở cây giống An Phát đang dần phát triển trở thành một mô hình chuỗi cung ứng – tiêu thụ. Không những thế, người chủ trẻ của cơ sở này còn mong muốn mở rộng quy mô của mô hình để tạo thành dây chuyền kết nối nhiều nông hộ.
“Sắp tới gia đình tôi cùng liên kết các hộ dân trên địa bàn để thành lập một hợp tác xã dược liệu để cung ứng và bao tiêu các sản phẩm tinh dầu tràm”, anh Đặng Quang Chẩn cho biết.
Chị Hoàng Thị Lệ Hằng, Bí thư huyện đoàn Phong Điền chia sẻ: “Để giúp đoàn viên,thanh niên khai thác tốt tiềm năng trong phát triển kinh tế ở địa phương, Huyện đoàn đã phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên, giải ngân vốn vay ưu đãi, thành lập các câu lạc bộ (CLB) nhằm giúp nhau phát triển kinh tế. Các CLB này là nơi để các bạn trẻ chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh,… Thời gian qua, mô hình các CLB thanh niên phát triển kinh tế đã có nhiều hoạt động thiết thực. Mô hình khởi nghiệp xanh của anh Đặng Quang Chẩn ở Phong Xuân là mô hình điển hình thanh niên lập nghiệp thành công trên quê hương mình. Mô hình khá khởi sắc”.
Từ 3 năm nay, mô hình trồng cây tràm dược liệu của các hộ dân ở xã Phong Xuân đang khẳng định tính hiệu quả của chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi theo hướng đa cây do huyện Phong Điền đề ra. Trong đó, cơ sở cây giống An Phát của anh Đặng Quang Chẩn là một trong những ví dụ về khởi nghiệp xanh thành công nhờ phát huy thế mạnh của vùng đất quê hương.
Cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa năm 2024” được tổ chức nhằm tạo sự lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo trong sản xuất vườn hộ, vườn mẫu và các gia trại, trang trại. Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp cuộc thi được tổ chức, được đông đảo các chủ vườn - trại nhiệt tình hưởng ứng. Đây là cuộc thi do UBND tỉnh cho chủ trương và giao Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đứng ra tổ chức.
Những năm qua, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, góp phần làm gia tăng giá trị nông sản, nâng cao năng suất lao động, thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cộng đồng.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.