Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 30 tháng 5 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 2 năm 2023 | 13:8

Trồng sầu riêng rải vụ sẽ đảm bảo việc thu hoạch đều trong năm

Mới đây, Hội Làm vườn Việt Nam – Chi nhánh phía Nam đã có buổi bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt để giúp các nhà vườn tiếp cận gần hơn với kỹ thuật công nghệ trong việc trồng và xuất khẩu sầu riêng, phương hướng rải vụ nhằm đảm bảo việc thu hoạch đều trong năm tránh tình trạng đùng ứ hàng hóa như hiện tại.

Nhà vườn cần thiết phải được tiếp cận khoa học – kỹ thuật để đảm bảo chất lượng từ việc trồng đến thu hoạch trái sầu riêng nói riêng và cây ăn trái nói chung.

Nhà vườn cần thiết phải được tiếp cận khoa học – kỹ thuật để đảm bảo chất lượng từ việc trồng đến thu hoạch trái sầu riêng nói riêng và cây ăn trái nói chung.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Mười, Phó trưởng Chi nhánh phía Nam, Hội Làm vườn Việt Nam (Vacvina) nhận định: “Tình hình ùn ứ hàng, rớt giá như cam sành hiện tại là do mất cân bằng cung và cầu. Không riêng ở Việt Nam mà là tình hình chung của một số nước đón Tết Nguyên đán cổ truyền, điều này là bình thường. Tuy nhiên, với cây ăn trái như hiện tại chúng ta cần nghiên cứu đặc trưng vùng miền, cấp mã vùng trong sản xuất và áp dụng phương pháp rải vụ, để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu như hiện nay”.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cây sầu riêng và cây chanh leo ở Việt Nam được chú trọng để phát triển bền vững. Xu hướng loại cây này đang dần trở thành một trong những loại trái cây chủ lực phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, Chỉ thị 8084 về phát triển bền vững cây sầu riêng cũng đề cập những vấn đề tồn tại, rủi ro và thách thức như: nhiều địa phương phát triển nóng về diện tích, mở rộng diện tích trồng mới ở những vùng không có lợi thế, tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để trồng cây sầu riêng mà không tuân theo quy hoạch nào, việc kiểm soát cây giống chưa được chặt chẽ, tình trạng biến đổi khí hậu như hạn hán ở Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL… ảnh hưởng lớn đến hiệu quả canh tác… 

Trái sầu riêng sẽ là một trong những trái cây chủ lực được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong thời gian tới.

Trước vấn đề này, Hội Làm vườn Việt Nam – Chi nhánh phía Nam đã có nhiều khoá học tổ chức khóa học bồi dưỡng kiến thức trồng, chăm sóc cho ra hoa, thu hoạch và đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường quốc tế, trong đó chú trọng trái “sầu riêng”.

Theo ông Nguyễn Văn Đoan, Quyền Trưởng phòng Văn phòng phía Nam (Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT) cho biết: “Chúng ta cần đăng ký mã vùng cho sản phẩm để đảm bảo sản phẩm thu hoạch không bị trùng lập tránh ùn ứ để đảm bảo số lượng xuất khẩu trong cả năm, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, cần có những phương pháp hay những buổi tập huấn như thế này để có thể truyền đạt kỹ thuật đến các nhà vườn một cách tốt nhất”.

GS.TS Trần Văn Hâu, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản lượng và chất lượng ngành sầu riêng Việt Nam, vì loài cây này chủ yếu được trồng ở khu vực ĐBSCL (phần lớn là Tiền Giang) và trồng rải rác ở một số tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên.

Hơn nữa, hầu hết quy mô sản xuất của chúng ta nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu xuất thô, tươi, chưa qua chế biến. Khâu chế biến sâu yếu, khả năng bảo quản thấp gây bất lợi, dễ dẫn đến tình trạng “được mùa, mất giá”. Các sản phẩm sấy khô, sấy lạnh còn ít, tỷ lệ trái cây sau thu hoạch hao hụt nhiều, gây gia tăng chi phí sản xuất, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. 

“Tình hình sản suất sầu riêng nóng không chỉ riêng ở Việt Nam mà khắp cả vùng Đông Nam Á. Các nước sản xuất sầu riêng xuất khẩu lớn nhất thế giới tính về sản lượng và giá trị hiện nay là Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Việt Nam chỉ mới tham gia thị trường xuất khẩu sầu riêng trong thời gian gần đây. Đối tượng cạnh tranh chủ yếu của ngành sầu riêng Việt Nam là Thái Lan, nhưng những nước sản xuất sầu riêng mới nổi như Campuchia cũng đang “trỗi dậy” có khả năng cạnh tranh với sầu riêng Việt ở các lĩnh vực nhân lực và thị trường” – GS.TS Trần Văn Hâu chia sẻ.

 

Võ Dương
Ý kiến bạn đọc
Vinamilk
Tan A Dai Thanh
hanvet.com.vn
  • Nuôi chồn hương sinh sản: Mô hình lợi nhuận cao

    Nuôi chồn hương sinh sản: Mô hình lợi nhuận cao

    Hơn 8 năm kiên trì theo đuổi nghề nuôi chồn hương, anh Võ Văn Thuận (thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định) đã gặt hái thành công, mỗi năm, anh có thu 1,4 tỷ đồng.

  • Một số biện pháp chống nóng cho bò sữa

    Một số biện pháp chống nóng cho bò sữa

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam vừa tổ chức nắm bắt công tác phát triển đàn bò sữa và hướng dẫn một số biện pháp chống nóng tại khu quy hoạch chăn nuôi bò sữa xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên (Hà Nam).

  • Nuôi con đặc sản: Hướng đi mới của nông dân Hưng Thịnh

    Nuôi con đặc sản: Hướng đi mới của nông dân Hưng Thịnh

    Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ ở xã Hưng Thịnh (Trấn Yên - Yên Bái) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

  • Làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp

    Làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp

    Những năm gần đây, từ phong trào nông dân làm kinh tế giỏi, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế đa dạng, làm ăn hiệu quả với nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng.

  • Khởi nghiệp từ nuôi chim trĩ

    Khởi nghiệp từ nuôi chim trĩ

    Sau gần 3 năm khởi nghiệp, anh Nguyễn Tấn Lợi ở thôn Xuân Bình, xã An Xuân (Tuy An - Phú Yên) đã sở hữu hơn 200 con chim trĩ, thỏa niềm ấp ủ bấy lâu về phát triển kinh tế gia đình từ vật nuôi mới này.

  • Làm giàu từ trồng cây ăn quả

    Làm giàu từ trồng cây ăn quả

    Sau khi khởi nghiệp không thành công với mô hình nuôi lợn, anh Bùi Văn Mạnh ở xã Đông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) mạnh dạn chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình trồng cây ăn quả.

Top