Về thăm các vườn bưởi ở xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) những ngày này tựa như lạc vào “thiên đường hoa bưởi” nở trắng tinh khôi. Hiện đang là thời điểm các hộ dân trồng bưởi hối hả ra vườn để thụ phấn cho hoa nhằm tạo năng suất cao cho loài cây đặc sản này.
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Bưởi Phúc Trạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm xuất khẩu giống. Bưởi Phúc Trạch có quả to tròn, vị thanh, tép mọng nước.
Ở huyện Hương Khê, bưởi Phúc Trạch được trồng tại vùng đất phù sa màu mỡ hoặc vùng đất ven đồi, như xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Thủy, Hà Linh...
Người dân ở vùng bưởi đặc sản chia sẻ, bưởi Phúc Trạch được chia thành 2 loại. Trong đó loại được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép mắt gọi là bưởi đường. Loại được nhân giống bằng hạt được gọi là bưởi chua. Bưởi chua có sức sống khỏe hơn nhưng chất lượng quả kém hơn so với bưởi đường. Chính vì vậy, người dân vùng bưởi Phúc Trạch sẽ trồng nhiều cây bưởi đường để bán. Tuy nhiên, nhà nào cũng trồng từ 1 đến vài cây bưởi chua. Mục đích để lấy hoa, thụ phấn cho bưởi đường tăng thêm năng suất.
Những hoa bưởi chua khoẻ mạnh được chọn để thụ phấn cho bưởi Phúc Trạch.
Nhiều người còn chuẩn bi gậy tre, buộc sẵn vòng thép ở phần đầu cán để gắn hoa, thụ phấn cho những bông bưởi trên cao.
Cuối tháng 2-3 dương lịch hàng năm, bưởi Phúc Trạch sẽ ra hoa. Đây cũng là dịp người dân vùng này hối hả "se duyên" cho bưởi bằng cách thụ phấn thủ công thay vì thụ phấn tự nhiên cho bưởi. Việc làm này nhằm thụ phấn bổ sung, tăng khả năng đậu quả cho cây, tăng năng suất quả.
Thời gian ra hoa của bưởi không nhiều nên thời gian "se duyên" cho bưởi cũng ngắn. Thông thường việc thụ phấn cho bưởi chỉ kéo dài trong vòng 10 ngày đến 1 tháng, tùy vào thời gian cây bưởi ra hoa.
Một số người còn sử dụng cây phấn trang điểm để quét phấn vào nhuỵ nhanh chóng hơn.
Để thụ phấn được cho bưởi, người dân sẽ hái hoa từ cây bưởi chua rồi dùng một vật chổi mềm quét để lấy phấn hoa. Chổi mềm chứa phấn này sẽ được người dân đưa quét vào những bông hoa bưởi đường. Những cây thấp, người dân sẽ dùng tay thụ phấn. Cây nào cao, người dân phải dùng đến những chiếc sào dài.
Huyện Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi Phúc Trạch
"Hoa bưởi được ong, bướm thụ phấn chỉ đậu quả khoảng 30%, nhưng khi thụ phấn bằng tay bổ sung sẽ tăng khoảng 80% đậu quả, nhờ việc thụ phấn bằng tay mà năm vừa rồi, vườn bưởi của gia đình bà tăng năng suất, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng”, ông Trần Văn Tài (65 tuổi, ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) chia sẻ.
Hoa được chọn để thụ phấn phải là những bông hoa đẹp, đều, cánh mịn, khi chấm thử vào lòng bàn tay phấn hoa màu vàng sẽ rời ra nhiều. Thời gian hoa nở, thụ phấn ngắn nên những ngày này, người dân trồng bưởi huy động tối đa nhân lực ra hỗ trợ. Nhiều gia đình neo người còn phải thuê thêm nhân công về hỗ trợ với mức thù lao 200.000-300.000 đồng/ngày.
Huyện Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2004.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.