Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2024 | 20:18

Về thăm nơi cả làng đưa nơm vó đi bắt cá

Lễ hội đánh cá Vực Rào là một 3 lễ hội đánh cá lớn nhất Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân huyện Nghi Xuân nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

Vào khoảng tháng 5 âm lịch hằng năm, lễ hội bắt cá Vực Rào (hay còn gọi là lễ hội Xả Vực Xuân Viên) ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia. Theo người dân, xuất hiện từ đầu thế kỷ XVIII, lễ hội bắt cá Vực Rào đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng.

Sau tiếng trống, hàng nghìn người mang theo ngư cụ đổ xô xuống đầm đánh bắt cá.

Nhằm bảo tồn và phát huy Lễ hội văn hóa phi vật thể đánh cá Vực Rào xã Xuân Viên năm 2024, UBND huyện Nghi Xuân, chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân đứng ra tổ chức tại Vực Rào, xã Xuân Viên.

Lễ hội sẽ được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội, sau phần khai hội đánh trống, người dân và du khách sẽ sử dụng những dụng cụ như: nơm, đó… tham gia đánh bắt cá. Theo quy định của Ban tổ chức, ai đánh bắt được con cá to nhất, hoặc bắt được nhiều cá nhất sẽ được trao giải thưởng.

Theo truyền thuyết, Vực Rào (Vực Xuân Viên) trước đây là Vực Thuồng Luồng và Rào Nhà Nghẹ, một trong những cảnh quan đẹp của Núi Hồng Lĩnh (một kỳ quan nổi tiếng của đất nước).

Vực Rào là một lạch nước sâu, rộng chạy dài theo chân núi Vực có diện tích tự nhiên khoảng 30ha, dài khoảng 1km, nơi trú ngụ của các loài cá nước ngọt. Tại đây, dòng nước mát, trong lành, có nhiều hang, đầm, đìa… thích hợp để các loài cá nước ngọt trú ngụ, sinh sôi và phát triển.

Trước khi lễ hội bắt đầu, một vị bô lão được người dân lựa chọn dựng đàn dâng lễ vật cúng các vị thần linh, các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Lễ tế xong, một hồi chiêng trống vang lên, người đứng đầu làng hú to một tiếng rồi là người đầu tiên cầm nơm lội xuống đầm úp cá. Ngay sau đó, người dân trong làng dùng ngư cụ như nơm, vó, lưới, nhủi… cũng ào xuống bắt cá trong tiếng reo hò, cổ vũ. Lễ hội nghiêm cấm tuyệt đối các loại lưới thả, lưới kéo.

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về. Sau tiếng trống khai hội, mọi người lao xuống đầm bắt cá, trên bờ người dân hò reo, cổ vũ. Người nào may mắn bắt được một con cá lớn sẽ hú lên một tiếng, tất cả mọi người đều ùa đến chia vui, tạo nên một không khí rộn ràng trong lễ hội.

Mỗi người một dụng cụ đánh bắt cá. Tương truyền nếu người nào bắt được nhiều cá to sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu suốt năm.

Theo người dân ở đây, ở đầm Vực Rào ngày thường không ai được đánh bắt cá. Dân làng sẽ cắt cử người trông giữ và chỉ cho đánh bắt vào ngày hội được tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy, người dân ai cũng hăng hái chuẩn bị công cụ từ nhiều ngày trước. 

Sau lễ đánh bắt cá, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho anh Nguyễn Văn Tuấn - thôn Nam Viên (xã Xuân Viên) đánh bắt được cá trắm đen nặng 4,4 kg.

Lễ hội bắt cá Vực Rào được xem là nét đẹp văn hoá của huyện Nghi Xuân. Chính quyền địa phương nghiêm cấm hoạt động đánh bắt cá ở đây để phục vụ cho ngày lễ hội vào tháng 5 (Âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội mang đậm nét đặc trưng văn hoá lúa nước, sau khi bắt cá về người dân sẽ cúng thần linh cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả ở Quảng Nam

    Mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả ở Quảng Nam

    Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hình thức hộ kinh doanh đang dần khẳng định tính hiệu quả, lâu dài và phát huy thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp.

  • Nhà khoa học của nhà nông: Tạo sự đột phá trong ngành Nông nghiệp

    Nhà khoa học của nhà nông: Tạo sự đột phá trong ngành Nông nghiệp

    Những năm qua, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, góp phần làm gia tăng giá trị nông sản, nâng cao năng suất lao động, thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cộng đồng.

  • Hợp tác sản xuất lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn, bền vững

    Hợp tác sản xuất lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả, an toàn, bền vững

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Bayer Việt Nam về Chương trình hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững, nâng cao năng suất và chất lượng lúa, sầu riêng, cà phê tại Việt Nam năm 2025.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

  • Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Chúng tôi về thôn Miếu Bông, xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng), tham quan vườn ổi vừa cho thu hoạch quả, vừa thu lá để làm thuốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao của chị Đỗ Thị Thanh Thúy.

  • Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Nuôi chim cảnh đã giúp một thanh niên khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu, đó là trường hợp của anh Trần Hữu Vinh (31 tuổi, ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Từ việc nhân nuôi giống chim chào mào đột biến (giống lai) đã giúp chàng trai trẻ này có thu nhập tiền tỷ.

Top