Bằng việc cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhiều hộ dân ở An Giang thu lợi nhuận gấp nhiều lần so với trước đây.
Ông Thuận với mô hình trồng dâu.
Ông Nguyễn Hữu Trí ở ấp Phú Bình (xã Phú An, Phú Tân) cho biết, trước đây, với gần 3 công đất (1công = 1.000m2) vườn, chỉ trồng một vài loại cây, không mang lại hiệu quả kinh tế. Khi địa phương phát động phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn kém hiệu quả, ông Trí mạnh dạn chuyển sang chuyên canh cây ổi lê Đài Loan. Chỉ sau 8 tháng trồng, vườn ổi nhà ông đã cho đợt trái đầu tiên, mỗi ngày ông thu hoạch từ 20-30kg, bán cho thương lái với giá từ 7.000-8.000 đồng/kg, thu nhập khá ổn định. Nhờ thay đổi nhận thức, nắm bắt kỹ thuật cũng như xu thế phát triển, ông Trí có thu 30-35 triệu đồng/năm.
Theo Nguyễn Văn Thuận (ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên), trước đây, với hơn 1,5 công vườn, ông trồng nhãn cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, gần đây, nhãn bị lão hóa, năng suất kém, kèm thêm dịch bệnh nên gần như mất trắng.
“Tôi chuyển sang trồng dâu cũng khá tình cờ. Trong lần đi tham quan ở Thoại Sơn, được giới thiệu về giống dâu Đà Lạt dễ trồng, thích hợp thổ nhưỡng vùng ĐBSCL nên tôi xin vài cây giống về trồng xen với nhãn. Sau một năm dâu phát triển tốt, tôi mở rộng và phá bỏ nhãn”, ông Thuận kể.
Sau 2-3 năm chăm sóc, cây dâu tằm cho lợi nhuận cao gấp 3-4 lần so với trồng nhãn. Đến năm 2014, ông Thuận quyết định đầu tư vốn mở rộng lên gần 3.000m2, nâng tổng diện tích hiện có khoảng 4.000m2 trồng dâu.
Ngoài ra, ông Thuận còn áp dụng kỹ thuật xử lý cho cây dâu ra cả 3 vụ trong năm để du khách có dịp đến thưởng thức hương vị trái dâu. Mô hình chuyển dịch từ nhãn sang trồng dâu của ông Thuận còn giúp giải quyết lực lượng lao động tại địa phương từ 10-15 người vào mùa thu hoạch trái, với thu nhập từ 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày.
Cải tạo vườn tạp,chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp nông dân đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Ánh Nguyên
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.