Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 7 năm 2018 | 13:38

Áp dụng cơ giới hóa: Giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả

Những năm gần đây, nông dân Hà Nam tích cực áp dụng phương pháp gieo sạ, cấy lúa bằng máy, công cụ cấy và cấy lúa hiệu ứng hàng biên. Đây là các biện pháp gieo cấy lúa đem lại hiệu quả cao, giúp giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất...

maycay_hnam.jpg

Cấy lúa bằng máy được nông dân Hà Nam nhiệt tình hưởng ứng.

 

Ưu việt của phương pháp gieo sạ mới

Từ phương pháp cấy truyền thống với nhiều nhược điểm, khiến nông dân vất vả mỗi khi vào thời vụ, từ năm 2007, bà con được tiếp cận phương pháp gieo sạ bằng công cụ sạ hàng thông qua cầu nối khuyến nông. Được biết, được hiểu và thấy hiệu quả khi được tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công cụ gieo sạ lúa, bà con nhiệt tình đón nhận, áp dụng. Ban đầu mới chỉ triển khai 25ha (năm 2007), nhưng tính đến vụ xuân 2018, tăng lên tới 15.688ha (đạt 49,9% diện tích gieo cấy), trung bình đạt 35 - 40% diện tích/vụ/năm.

Diện tích được mở rộng như vậy là nhờ hiệu quả của gieo thẳng đã thuyết phục nông dân bởi tính ưu việt như: rút ngắn thời gian sinh trưởng cây lúa từ 5-7 ngày, lợi nhuận cao hơn lúa cấy 7 triệu đồng/ha; giảm nhân công lao động khoảng 100.000 đồng/sào (1 người kéo giàn sạ bằng 40 người cấy/ngày); giảm lượng phân bón urê 2kg/sào...

Anh Vũ Quang Hiển, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) xã Thanh Sơn (huyện Kim Bảng) cho biết: Trừ diện tích trũng không thể tiến hành gieo sạ vì sợ ngập úng, hầu hết các thôn xóm của xã đều làm theo phương pháp gieo sạ. Vụ xuân năm 2018, bà con gieo sạ 150ha, chiếm 75-80% diện tích.

Bên cạnh phương pháp gieo sạ, một số địa phương trên địa bàn Hà Nam còn áp dụng cấy lúa hiệu ứng hàng biên (cấy hàng rộng hàng hẹp). Nhờ ưu điểm cấy thưa, lúa hấp thụ ánh sáng trực tiếp tới phần dưới của cây, giúp cứng cây, sinh trưởng, phát triển mạnh, đẻ nhánh khoẻ, tập trung, bông to, tỷ lệ hạt chắc cao, năng suất tăng 5- 10% so với lúa cấy  truyền thống, năng suất bình quân đạt 6,4 tấn/ha.

Phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên cấy theo công thức 40-20-22 nên ruộng lúa thông thoáng, giúp giảm đáng kể bệnh hại, đặc biệt là bệnh khô vằn và rầy, nông dân không mất nhiều chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường.

Cấy lúa bằng máy

Ông Vũ Văn Và, Giám đốc HTXNN xã Yên Nam (huyện Duy Tiên) cho hay: Năm 2016, xã bắt đầu đưa máy cấy vào đồng ruộng và đã khai thác sử dụng hiệu quả, được bà con nhiệt tình hưởng ứng. Yên Nam có diện tích đồng trũng chiếm tới 2/3 nên sử dụng máy cấy là hợp lý.

Được biết, toàn bộ diện tích chuyển đổi từ tích tụ ruộng đất được 10,14ha, Yên Nam đã cho 2 hộ đấu thầu cấy lúa kết hợp với nuôi cá. Hai hộ sử dụng cấy bằng máy 100% diện tích. Đây là công nghệ mới, đòi hỏi phải có kỹ thuật, đồng thời người dân cũng chưa có điều kiện để mua máy riêng nên HTX đã làm dịch vụ cho bà con với giá 260.000 đồng/sào. Tuy nhiên với 2 chiếc máy cấy tay như hiện nay chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của bà con, vì vậy, tới đây Yên Nam sẽ đầu tư thêm 3 chiếc máy cấy để đảm bảo phục vụ tốt cho dịch vụ gieo cấy.

Hà Nam hiện có 22 chiếc máy cấy. Trong vụ xuân 2018, diện tích cấy máy đạt 398ha, trong đó huyện Kim Bảng sử dụng nhiều nhất, đạt 200ha, Duy Tiên 168ha, Bình Lục 30ha.

Từng địa phương đều có sự linh động các phương pháp kỹ thuật khác nhau như: Gieo thẳng phát triển mạnh ở Thanh Liêm, hiệu ứng hàng biên ở Bình Lục, máy cấy sử dụng nhiều ở Kim Bảng và Duy Tiên… Và cả 3 phương pháp gieo cấy này đều mang lại hiệu quả cao cho bà con.

Đây cũng là những giải pháp tỉnh Hà Nam thể hiện việc đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất lúa, giải phóng sức lao động cho người dân nông thôn và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

 

 

 

 

Mai Huê
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top