Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Thu hoạch lúa mạch. (Nguồn: newsroom.unsw.edu.au)
Ngày 18/5, Australia đã bày tỏ thất vọng trước quyết định của Trung Quốc áp thuế 80,5% đối với lúa mạch của Australia xuất khẩu sang quốc gia châu Á này.
Trong tuyên bố trước đó cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5.
Theo bộ trên, một cuộc điều tra của chính phủ nhằm vào hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho thấy Chính phủ Australia dành các khoản trợ giá và việc bán phá giá đã "gây nguy hại lớn đến ngành sản xuất trong nước."
Trong phản ứng của mình, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham bày tỏ "rất thất vọng" về việc Trung Quốc áp thuế mới. Ông cũng khẳng định Australia không hề trợ cấp hay bán phá giá lúa mạch sang Trung Quốc.
Các động thái trên diễn ra sau khi Hải quan Trung Quốc "cấm cửa" bốn nhà xuất khẩu thịt bò quy mô lớn của Australia với lý do những công ty này vi phạm về nhãn mác và giấy chứng nhận thú y.
Cả bốn công ty này, gồm ba công ty ở bang Queensland và một công ty ở bang New South Wales, đều là những nhà cung cấp thực phẩm lớn tại thị trường Trung Quốc, chiếm tới 35% sản lượng thịt bò của Australia xuất khẩu sang nước này với doanh thu thương mại đạt 3,5 tỷ AUD (khoảng hơn 2 tỷ USD) mỗi năm.
Năm 2017, Trung Quốc cũng đã ban hành một lệnh cấm tương tự đối với sáu công ty chế biến thịt của Australia, bao gồm cả bốn công ty nói trên. Lệnh cấm được cho là liên quan đến việc vi phạm tuân thủ quy định bao bì nhãn mác và mất hàng tháng để giải quyết ở mức độ ngoại giao cao cấp.
Hiện Bộ trưởng Birmingham đã yêu cầu điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Chung Sơn, tuy nhiên phía Trung Quốc từ chối yêu cầu này.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…