Người dân cho rằng, ngoài nguyên nhân mà cơ quan chức năng đưa ra, bờ sông Lục Nam (đoạn qua thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) bị sạt lở còn do chất lượng công trình chưa đảm bảo, tình trạng khai thác cát bừa bãi.
Công trình xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Lục Nam, đoạn từ khu Nhật Đức đến Trường THCS Trần Hưng Đạo, thị trấn Chũ do UBND huyện Lục Ngạn làm chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm đại diện và trực tiếp thực hiện dự án) với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng, trong đó, vốn chi phí xây dựng gần 11 tỷ đồng.
Công trình có chiều dài kè gần 340m; chân kè xếp đá hộc chèn chặt, mặt cơ xếp lớp rọ đá ở cao trình +2.5m; thân kè có hệ số mái M=2/1 được bố trí làm 2 đoạn, mái kè bố trí dầm chân, dầm dọc và dầm ngang BTCT M200# tạo khung chia ô; trong khung chia ô mái kè xếp đá khan có chít mạch dày 30cm, phía dưới rải lớp đá dăm 1x2 dày 10cm trên lớp vải địa kỹ thuật, bố trí lỗ thoát nước ông PVC D50; đỉnh kè làm bằng tường chắn BTCT M250#, phía trên có lan can.
Công trình do Công ty cổ phần AT&T Việt Nam, địa chỉ số 27, ngõ 93, Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội thi công. Công trrình đã hoàn thành, được Sở NN&PTNT kiểm tra điều kiện nghiệm thu, chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, không lâu sau khi Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang kiểm tra điều kiện nghiệm thu, đã xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Vị trí xảy ra sự cố nằm ở đoạn từ cọc C3 đến C9 với chiều dài cung sạt khoảng 100m. Rọ đá và chân kè bị dịch chuyển về phía lòng sông, khoảng cách dịch chuyển tại vị trí lớn nhất trên 2m. Tường đỉnh kè và lan can từ cọc C6 đến cọc C8 bị trượt khoảng 1m theo phương đứng, dịch chuyển ra phía bờ sông khoảng 0,5m dẫn đến phía dưới lớp bê tông mặt đường đỉnh kè bị hẫng sau khoảng 1m.
Cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân gây hiện tượng sạt trượt kè là do chân kè đoạn từ C3 đến C9 được xây dựng trên nền sỏi cuội dày từ 4 - 5 m không vững chắc, do nước cao, lũ lớn, dòng chảy thay đổi chảy thẳng vào chân kè với lưu tốc lớn làm mất chân kè.
Về hướng xử lý, theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1, xử lý cấp bách. Tập trung hộ chân kè bằng rồng đá, tạo sự vững chắc, ổn định tạm thời trong mùa mưa lũ, không để kè từ cọc K0 đến C3 và từ C9 đến C12 bị ảnh hưởng và kè từ cọc C3 đến cọc C9 không bị sạt trượt thêm so với hiện tại.
Dùng các bao cát lấp lỗ hổng phía trên mặt kè, chít xi măng tạm thời và dùng bạt che phủ phía ngoài để ngăn dòng nước mặt, chống sóng, và dòng nước chảy trực tiếp vào thân kè.
Giai đoạn 2, xử lý dứt điểm, triệt để. Mời đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá, tìm ra nguyên nhân gây mất chân kè, từ đó có giải pháp kỹ thuật phù hợp và sẽ báo cấp có thẩm quyền theo quy định cho khắc phục trong mùa khô năm 2018.
Do công trình chưa bàn giao đưa vào sử dụng, đang trong quá trình bảo hành nên đơn vị thi công là Công ty cổ phần AT&T Việt Nam cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí khắc phục.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Ngọc, Phó giám đốc ban Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lục Ngạn, cho biết, đến nay mới thả rồng đá hộ chân kè với khối lượng 1.500m3. Hiện, đang thuê đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá tìm nguyên nhân, từ đó, có giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Quay lại vấn đề nguyên nhân sạt lở bờ sông Lục Nam, nhiều người dân sống hai bên bờ sông cho rằng, ngoài những nguyên nhân mà các cơ quan đưa ra còn có hai nguyên nhân khác.
Một, là do khai thác cát, sỏi trên sông Lục Nam quá sâu, gần với chân công trình tạo thành một điểm trũng rộng. Khi có mưa, nước trên sông lớn, chảy xiết đã đánh thẳng vào chân công trình gây sạt lở.
Nguyên nhân thứ hai là do chất lượng công trình chưa đảm bảo, có thể bị rút ruột!?
Các nguyên nhân nói trên kết hợp lại với nhau gây ra sạt lở nghiêm trọng như hiện nay.
Trao đổi về hai nguyên nhân này, ông Trần Văn Ngọc cho biết, có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả do khai thác cát, cũng có thể do chất lượng công trình. Tuy nhiên, nguyên nhân cuối cùng vẫn phải đợi đơn vị tư vấn độc lập đánh giá, đưa ra.
Công trình xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Lục Nam được đầu tư gần 15 tỷ đồng, mới hoàn thành, chưa nghiệm thu nhưng đã bị sạt lở nghiêm trọng thì hai nguyên nhân do khai thác cát, sỏi và do chất lượng công trình chưa đảm bảo cần được các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang quan tâm làm rõ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.