Năm 2018, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang phối hợp với các cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 116 vụ vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Tang vật, phương tiện tịch thu gồm 103,649m3 gỗ các loại; 79,4 tấn lâm sản khác; 01 ô tô, 14 xe máy, 06 cưa xăng; 07 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, có tổng trọng lượng là 6,1 kg và 15 cá thể động vật rừng thông thường, có tổng trọng lượng là 11 kg; thu nộp ngân sách nhà nước trên 1.900 triệu đồng.
Cũng trong năm 2018, tỉnh Bắc Giang đã trồng 8.260ha rừng trồng tập trung; 3,211 triệu cây phân tán các loại; chăm sóc 25.326ha rừng trồng các loại.
Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân, tự nguyện giao, nộp rồi chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc, theo dõi, nhằm phục hồi các tập tính hoang dã của loài, trước khi thả về môi trường tự nhiên 01 cá thể Khỉ vàng, trọng lượng 8kg; 02 cá thể Khỉ mặt đỏ, tổng trọng lượng 26kg và 02 cá thể Khỉ đuôi lợn, tổng trọng lượng 5kg.
Toàn bộ số động vật rừng trên thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB theo quy định của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Gần đây nhất hồi 13 giờ, ngày 14/11/2018, Phòng Thanh tra pháp chế, phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra lâm sản trên tỉnh lộ 295, đến địa phận xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, (Bắc Giang), phát hiện ông Ngô Văn Tám, ở thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, (Bắc Giang), điều khiển xe mô tô bên trong có vận chuyển 01 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), có trọng lượng 2 kg, là động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB.
Theo lời khai của ông Tám, cá thể Khỉ đuôi lợn trên đi lạc vào gần nhà ông, sau đó ông Tám bắt về nuôi làm cảnh, nên không có giấy tờ gì để chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Trong quá trình nuôi, do có người hỏi mua, nên ông Tám mang đi bán. Trên đường vận chuyển thì bị lực lượng Kiểm lâm kiểm tra phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.