Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 2 năm 2020 | 15:34

Bắc Kạn: Hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP chủ lực

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018 – 2020”, nhiều sản phẩm OCOP của địa phương được nở ra và phát triển mạnh, đưa kinh tế của Bắc Kạn từng bước đi lên.

Nhiều mô hình kinh tế hợp tác sinh ra

Nhờ thúc đẩy OCOP, hoạt động của HTX gắn với sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng. Tính đến hết tháng 12/2019, toàn tỉnh có 01 Liên hiệp HTX; 186 hợp tác xã (HTX), trong đó có 43 HTX được thành lập mới; toàn tỉnh có 126 tổ hợp tác, trong đó có 60 tổ hợp tác thành lập mới.

 

các-thành-viên-htx-tân-thành-bắc-kạn-kiểm-tra-nhãn-mác-trước-khi-đưa-sản-phẩm-ra-thị-trường.jpg
Các thành viên HTX Tân Thành (Bắc Kạn) kiểm tra nhãn mác trước khi đưa sản phẩm ra thị trường

 

Đến nay, đã có 15 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn đã liên kết thành lập cửa hàng tiêu thụ nông sản sạch; 50 HTX tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị; 30 sản phẩm của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP. Kết quả đã có 124 sản phẩm có lợi thế, thuộc 5 nhóm sản phẩm theo Chương trình OCOP.

Trong đó, nhóm thực phẩm có 48 sản phẩm; nhóm đồ uống có 13 sản phẩm; nhóm thảo dược có 07 sản phẩm; nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí có 03 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 53 sản phẩm. Các sản phẩm trên được sản xuất bởi 114 tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có 01 Công ty Cổ phần, 01 Công ty TNHH, 25 Hợp tác xã, 22 tổ hợp tác và 62 hộ sản xuất kinh doanh.

Các sở ngành tích cực vào cuộc

Thực hiện chỉ đạo chung của tỉnh, các cấp, ngành đã chú trọng nâng cao năng lực cán bộ bằng các hình thức: tập huấn cho học viên là cán bộ phụ trách chuyên môn; tổ chức đi học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương điển hình; tổ chức lớp tập huấn xây dựng “Phương án kinh doanh”, về phát triển sản phẩm, về xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa sản phẩm;.. nhằm đáp ứng tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, HTX, THT phát triển sản phẩm OCOP. 

Bên cạnh đó, các sở, ngành chức năng đã tích cực hỗ trợ thực hiện Đề án. Từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã xây dựng 06 dự án hỗ trợ ngành nghề nông thôn để hỗ trợ cho 06 HTX mua sắm máy móc thiết bị phục vụ chế biến sản phẩm; hỗ trợ 06 đơn vị xây dựng website thương mại điện tử; thiết kế bao bì nhãn mác cho các HTX; hướng dẫn 10 tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; 42 cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác về đăng ký xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch truy suất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm; hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng chỉ tiêu an toàn thực phẩm, tiếp nhận 05 sản phẩm công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và 52 sản phẩm tự công bố đảm bảo an toàn thực phẩm; hỗ trợ 02 HTX tham gia Chương trình OCOP về xây dưng các mô hình phát triển sản xuất với số kinh phí là 300 triệu đồng.

Hướng tới xây dựng những sản phẩm OCOP chủ lực

Sau 2 năm tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (hay còn gọi là chương trình OCOP), tỉnh Bắc Kạn đã lựa chọn và công nhận được 105 sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Trong năm 2018, năm đầu tiên đánh giá xếp hạng, đã có 37 sản phẩm của các địa phương trong tỉnh được gắn 3 - 4 sao. Năm 2019 toàn tỉnh có 133 ý tưởng sản phẩm tham gia, trong đó đã cấp giấy chứng nhận sao cho 70 sản phẩm (gồm 3 sản phẩm đạt 4 sao và 67 sản phẩm đạt 3 sao).

 

miến-dong-của-cơ-sở-sản-xuất-hoàng-thị-mười-xã-yến-dương-huyện-ba-bể-được-công-nhận-sản-phẩm-ocop-3-sao-năm-2019.jpg
Miến dong của cơ sở sản xuất Hoàng Thị Mười (xã Yến Dương, huyện Ba Bể được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019)

 

Dù đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP, tuy nhiên tỉnh vẫn chưa có sản phẩm 5 sao, đạt tiêu chuẩn OCOP cấp quốc gia. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa, cùng với việc tiếp tục phát huy kết quả đạt được, thực hiện bài bản chu trình OCOP để có thêm các sản phẩm mới, tỉnh Bắc Kạn cần tập trung ưu tiên lựa chọn sản phẩm chủ lực, phấn đấu trong năm 2020 có 1 sản phẩm đạt 5 sao.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2020 (ban hành tại Quyết định số 107/QĐ-UBND của UBND tỉnh); năm 2020, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 36 sản phẩm mới (bình quân 4 - 5 sản phẩm/huyện, thành phố) đạt 3 sao trở lên; nâng cấp ít nhất 01 sản phẩm 4 sao lên 5 sao; nâng cấp ít nhất 5 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao; tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu bộ máy 3-5 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; có ít nhất 08 tổ chức kinh tế mới tham gia Chương trình OCOP năm 2020 dưới dạng tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...; xây dựng ít nhất 02 điểm bản hàng OCOP tại các huyện, thành phố.

 

tinh-bột-nghệ-nếp-đen-của-htx-nông-nghiệp-tân-thành-là-sản-phẩm-ocop-4-sao-cấp-tỉnh.jpg
Tinh bột nghệ nếp đen của HTX Nông nghiệp Tân Thành là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

 

Chương trình OCOP đã tạo điều kiện cho Bắc Kạn không ngừng đi lên, các địa phương trong tỉnh sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng, góp phần tích cực vào việc tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn dần dần hợp lý, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của từng địa phương.

Đình Hợi (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top