Ngày 19/12, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội.
Tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức Hội nghị giới thiệu sự kiện: “Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cam, quýt và sản phẩm OCOP Bắc Kạn” tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kạn tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, để quảng bá cho sản phẩm cam, quýt và các đặc sản của địa phương, với người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, qua đó, tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh nông sản cam, quýt Bắc Kạn, gặp gỡ, giao lưu, kết nối và tìm kiếm đối tác; ký kết tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2019 đang đến rất gần.
Từ nhiều năm nay, quýt Bắc Kạn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị thơm, chua dịu, ngọt mát, không trộn lẫn với bất kỳ loại nào trong các vùng miền của cả nước. Ngay từ năm 1980, bà con xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông đã phát triển thành vùng chuyên canh. Năm 2012, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý cho cây quýt Bắc Kạn.
Mặt khác, từ sản phẩm quýt Bắc Kạn, những năm gần đây bà con còn phát triển thêm cây trồng có múi như cam Xã Đoài, cam Canh, cam V2, các giống bưởi đặc sản. Thông qua các mô hình thử nghiệm, cây ăn quả có múi của Bắc Kạn được đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển phù hợp điều kiện sinh thái, cũng như khả năng thâm canh tại 12 xã, đây cũng chính là những vùng cam, quýt đã được quy hoạch.
Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng cây có múi trong khu vực và trên cả nước, hiện, cây có múi của Bắc Kạn đã phát triển tại địa bàn 50 xã, tăng rất nhiều lần so 12 xã trước đây, và chưa được chú trọng như những vùng đã được quy hoạch. Đây chính là điều Bắc Kạn nên lưu ý để tránh rơi vào việc phải “giải cứu”, đem lại mùa quả “đắng” cho nông dân.
Gian hàng của Bắc Kạn tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội
Ngoài ra, điều đáng ghi nhận là, ngoài cam, quýt, Bắc Kạn còn có nhiều đặc sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng như: hồng không hạt, miến dong, gạo bao thai, gạo nếp thơm, khoai môn, nhất là bí xanh thơm, rau bò khai, luôn hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô, hiện chưa đủ để cung cấp cho thi trường.
Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ông Trần Thanh Nam, cho biết: “Hiện, Bắc Kạn có 5 sản phẩm: rau, củ, cam, bưởi, quýt đang tập trung phát triển và từng bước thâm nhập thị trường, tham gia xuất khẩu. Đến nay, diện tích cam, quýt của Bắc Kạn đã đạt trên 3.000ha, năm 2018, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng. Đặc biệt, sản phẩm cam quýt có chất lượng cao, từng bước giúp địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kết nối cung cầu bền vững. Năm nay, Bắc Kạn chủ động xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam quýt rất sớm, chắc chắn từ nay đến cuối năm sẽ tiêu thụ tốt hơn”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…