Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024 | 11:25

Người đàn ông tạo ra những sản phẩm chỉ từ tay trái

Ông Phan Văn Chánh ở xã Đại Thạnh (Đại Lộc - Quảng Nam) đã làm ra hàng trăm bộ bàn ghế bằng gốc tre có giá trị thẩm mỹ và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đáng khâm phục hơn, những sản phẩm được ông chế tác chỉ từ một cánh tay trái.

Những động lực từ cuộc sống gia đình

Ông Chánh sinh ra trong gia đình đông anh em, ở vùng quê nghèo và tuổi thơ gắn bó với những lũy tre bên dòng sông Thu Bồn. Năm 1980, ông đi làm ở Phú Ninh và bị tai nạn gãy chân. Ông trở về quê làm nghề đan rổ, mủng, thúng để mưu sinh.

Năm 1982, ông lập gia đình và có con trai đầu lòng. Hai vợ chồng ông làm nông để nuôi con nhỏ. Đến năm 1985, ông vào làm công nhân cho nhà máy mía ở huyện Phú Ninh, trong lúc sửa máy không may bị tai nạn và mất đi cánh tay phải.

“Từ trụ cột của gia đình, tôi bỗng trở nên tật nguyền, vì vậy, tâm trạng bi quan. Nhưng nghĩ về đứa con trai mới chào đời đã thôi thúc, tiếp thêm nghị lực để tôi tiếp tục sống và vươn lên”, ông chia sẻ.

Vì còn một tay lành lặn nên công việc của ông khá khó khăn, cần sự kiên trì và cần mẫn cao.

Vì còn một tay lành lặn nên công việc của ông khá khó khăn, cần sự kiên trì và cần mẫn cao.

Cũng năm ấy, ông Chánh được giới thiệu vào làm thủ kho  một nhà máy gạch của hợp tác xã ở địa phương, có công ăn việc làm, suy nghĩ của ông dần lạc quan. Năm 1988, ông đưa vợ con vào Đắk Lắk, rồi TP.Hồ Chí Minh làm đủ nghề như trồng cà phê, kinh doanh nội thất... Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, ông quyết định về quê lập nghiệp và bén duyên với nghề đóng bàn ghế bằng gốc tre.

Ông Chánh kể, năm 2012, tình cờ đi ngang bờ sông Thu Bồn, thấy những gốc tre bị bão lụt làm bật gốc nằm phơi trên đất với những hình dáng kỳ lạ. Ý tưởng làm bàn ghế từ những gốc tre độc đáo này bắt đầu nhen nhón trong ông, cũng từ những ý định này đã khiến cuộc sống của ông rẽ sang hướng mới.

Nghĩ là làm, ông Chánh tự mày mò, tự phác thảo bản vẽ bàn ghế trên giấy, sau đó đi đào, nhặt những gốc tre tươi về xử lý và đục đẽo.

Từ những gốc tre có hình dáng xù xì nhưng khi qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của ông Chánh đã trở thành những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế. Bộ bàn ghế đầu tiên của ông làm ra được khách hàng mua với giá hơn 10 triệu đồng.

“Nhận thấy sản phẩm của tôi làm ra được khách hàng ưa chuộng, có tiền trang trải sinh hoạt gia đình, tôi vui lắm và quyết tâm gắn bó với công việc này”, ông Chánh phấn khởi kể.

Thu nhập cao từ gốc tre

Ở xã Đại Thạnh chỉ có ông Chánh làm nghề đóng bàn ghế từ gốc tre, và ông vẫn miệt mài với công việc này gần 40 năm nay. “Nghề này không chỉ đem lại cho tôi thu thập ổn định mà còn là niềm vui, niềm đam mê khi tạo ra được những vật phẩm có ích cho cuộc sống”, ông Chánh trải lòng.

Những bộ bàn ghế ông làm ra không chỉ cung ứng cho thị trường mà được tham dự triển lãm ở trong nước. Cũng từ đây, nhiều người đặt cho ông biệt danh là “nghệ nhân của làng”.

Các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng bởi tính độc đáo, sáng tạo và cả câu chuyện đẹp về sự “hóa thân” đầy kỳ diệu của những gốc tre làng.

Các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng bởi tính độc đáo, sáng tạo và cả câu chuyện đẹp về sự “hóa thân” đầy kỳ diệu của những gốc tre làng.

“Từng có nhiều người muốn theo tôi học nghề, song khi đưa đi đào gốc tre thì họ nản lòng và bỏ cuộc. Vì công việc đào gốc tre rất khổ nhọc, ngoài ra, để làm nên một bộ bàn ghế rất kỳ công, trải qua nhiều công đoạn như đẽo bỏ rễ, mắc, chà nhám…

Khâu khó nhất là khoan lỗ lên gốc tre để khi lắp ráp và đóng nêm không bị vênh và bền chặt. Hiện nay, tôi đã làm hồ sơ để được cấp chứng nhận nghệ nhân của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam”, ông Chánh nói.

Hàng năm, ông Chánh làm ra khoảng 8 bộ bàn ghế, mỗi bộ có 6-10 sản phẩm. Một bộ bàn ghế có giá bán 30-70 triệu đồng, tùy theo kích thước và độ khó của sản phẩm.

Thời gian làm ra một bộ bàn ghế khoảng 30-60 ngày. Doanh thu từ bán bàn ghế đem lại cho ông Chánh hàng trăm triệu đồng mỗi năm; riêng năm 2020, ông bán được 10 bộ bàn ghế, thu về hơn 500 triệu đồng.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top