Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2024 | 16:7

Bến Tre cần khai thác tiềm năng tín chỉ carbon từ cây dừa

Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất nước với khoảng 78.000 ha, với diện tích này, tỉnh có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2. Với giá bán khoảng 5 USD/tấn CO₂, có thể mang lại thu nhập thường xuyên cho người dân trồng dừa nơi đây.

Tiềm năng lớn từ tín chỉ carbon

Xu hướng hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế theo mức thải carbon và hiện nay Việt Nam cũng đã cam kết với thế giới là sẽ tiến đến NetZero vào năm 2050. Do đó, chiến lược giảm phát thải và tăng cường khả năng lưu trữ carbon, đặc biệt qua rừng và cây trồng là cần thiết cho phát triển kinh tế - môi trường - xã hội bền vững.

Bến Tre có diện tích dừa khoảng 78.000 ha, lớn nhất cả nước .

Tỉnh Bến Tre là vùng có diện tích dừa lớn nhất nước với khoảng 78.000ha (năm 2023). Ngoài ra, Bến Tre có lượng nước ngọt từ ba con sông lớn cung cấp nguồn nước để nuôi dưỡng rừng dừa xanh tốt, kết hợp nắng gió dồi dào tạo điều kiện để hấp thụ carbon tốt nhất. Sau nghiên cứu ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm cho thấy, cây dừa ở Bến Tre có khả năng hấp thụ một lượng CO2 đáng kể. Cây dừa còn là cây trồng có rất nhiều công dụng, mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân..

Cụ thể, với 1 ha dừa ở độ 4 - 10 năm tuổi có khả năng hấp thụ 24,52 – 75,24 tấn CO2 (giống dừa cao) và 20,45 - 69,91 tấn CO2 (đối với giống dừa thấp). Ngoài ra, nếu dưới tán dừa, nông dân có trồng thêm một số cây trồng khác như ca cao, rau màu... có thể gia tăng khả năng hấp thu carbon. Hiện nay, giá bán tín chỉ CO2 thấp nhất là 5 USD/tấn CO2, nếu có minh chứng, Bến Tre sẽ thu về 9,75 - 29,25 triệu USD.

Mới đây, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Đây là cơ sở ban đầu cho việc mở ra triển vọng bán tín chỉ carbon trên các vườn cây lâu năm; trong đó có các vườn dừa ở Bến Tre.

Ông Lê Anh Tuấn - công tác tại khoa môi trường và tài nguyên (Trường đại học Cần Thơ) đề xuất, tỉnh Bến Tre cần có những điều tra sâu rộng hơn khả năng tích giữ carbon trên toàn bộ địa bàn tỉnh, cả cây dừa và các loại cây nhiều năm khác, tiến đến có những chứng chỉ carbon và xúc tiến việc thương mại hóa các tín chỉ này như một nguồn lợi về kinh tế..

Theo các nhà chuyên môn, ngoài 78.000 ha vườn dừa, Bến Tre còn có khoảng 25.000 ha vườn cây ăn trái và gần 7.000 ha rừng ngập mặn có tiềm năng về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Nhận định ngành Nông nghiệp rất có tiềm năng tham gia thị trường tín chỉ carbon, cũng như hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã, đang tập trung để tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhận định về lợi thế của ngành Nông nghiệp tham gia thị trường tín chỉ carbon, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Bến Tre có trên 78 ngàn ha vườn dừa và 25 ngàn ha vườn cây ăn trái và gần 7 ngàn ha rừng ngập mặn thì việc tham gia thị trường carbon là rất khả thi và mang lại lợi ích cho người nông dân. Đặc điểm của sinh khối ở Bến Tre là cây xanh quanh năm và không có mùa rụng, thay lá nên hiệu quả hấp thu carbon là tương đối cao nhất.

Các chuyên gia của Trường Đại học Cần Thơ đã có nghiên cứu liên quan việc ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm. Kết quả cho thấy, cây dừa ở Bến Tre có khả năng hấp thụ một lượng CO2 đáng kể, với 1ha dừa ở Bến Tre có thể lưu giữ từ 25 - 75 tấn CO2. Bến Tre có trên 78 ngàn ha vườn dừa. Như vậy, có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2. Ngoài ra, từ số liệu so sánh trên cơ sở ứng dụng bản đồ viễn thám và GIS cho thấy ước tính sinh khối toàn tỉnh tăng từ năm 2018 - 2023, lượng CO2 tính toán giữ lại trong cây trồng tăng từ 158 triệu tấn lên 169 triệu tấn.

Những năm qua cây dừa mang lại hiệu quả cho người trồng.

Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm

Ông Đảnh cho biết, hiện nay, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Đây là cơ sở ban đầu cho việc mở ra triển vọng bán tín chỉ carbon trên các vườn cây lâu năm của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần thời gian tìm hiểu và tiếp tục nghiên cứu kỹ để đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của địa phương, cách tính toán, cũng như phương thức “chia lợi nhuận” cho người nông dân.

Thị trường tín chỉ carbon cung cấp cơ hội cho các tổ chức nông nghiệp và nông dân nhận tín chỉ carbon thông qua việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu khí thải và lưu giữ carbon. Bằng cách này, ngành nông nghiệp không chỉ đóng góp vào giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho người nông dân.

Với diện tích dừa nói trên, Bến Tre có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2.

Về định hướng sắp tới của ngành khi tham gia vào lĩnh vực này, ông Đảnh cho biết, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chương trình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cam kết về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Trong đó, có mục tiêu đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050; thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về tăng trưởng xanh tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có để giảm phát thải, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao chất lượng và trữ lượng carbon; chủ động phối hợp với các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu tiềm năng, giá trị của thị trường carbon đối với ngành nông nghiệp, nhất là đối với cây dừa và cây lâu năm…

Tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có để giảm phát thải, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao chất lượng và trữ lượng carbon. Chủ động phối hợp với các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu tiềm năng, giá trị của thị trường carbon đối với ngành nông nghiệp, nhất là đối với cây dừa và cây lâu năm. Tham gia xu thế toàn cầu phát triển carbon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại ngành nông nghiệp góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chính sách để thúc đẩy ngành dừa phát triển và giữ vững vị thế, xứng đáng là cây công nghiệp chủ lực của quốc gia. Mở rộng và đẩy mạnh hình thành vùng sản xuất cây ăn trái tập trung gắn với chứng nhận mã số vùng trồng để duy trì diện tích sinh khối và tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT còn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan triển khai Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; thực hiện nhiệm vụ đánh giá tiềm năng của tỉnh tham gia thị trường carbon; tập trung cho đối tượng cây dừa, cây ăn trái, rừng ngập mặn ven biển, chăn nuôi nhằm xác định tiềm năng tín chỉ carbon, chuẩn bị cơ sở, điều kiện cho tỉnh tham gia thị trường carbon trong thời gian tới.

 

Tổng hợp từ nguồn: Tuoitre; TTXVN; Baodongkhoi.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top