Cư Drăm là xã vùng sâu vùng xa của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp. 5 năm trở lại đây, nhờ trồng dứa mà nhiều gia đình ở Cư Drăm đã có cơ hội để thoát khỏi đói nghèo.
Chỉ tay vào những đống dứa chất cao ngồn ngộn vừa bốc xếp từ xe cày xếp xuống sân để phân loại trước khi đưa lên xe tải của thương lái, chị Trần Thị Len giải thích, dứa này được phân thành 3 loại. Loại 1 giá 18.000 đồng/trái, loại 2 thì 14.000 đồng/trái, và loại 3 thì 5.000 đồng/trái. Trồng đứa như trồng hoa, thu hoạch là phải bán ngay để kịp đưa đến nơi tiêu thụ bởi dứa chỉ để được từ 5 đến 7 ngày.
Người trồng dứa ở Cư Drăm đã có kinh nghiệm để rải vụ, tránh việc thu hoạch cùng lúc dẫn tới dội hàng.
Những năm gần đây, người trồng dứa ở Cư Drăm, huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) đã biết điều tiết phân bón, nước tưới để cây trổ hoa theo từng đợt nên dứa không chín đồng loạt. Điều này tránh được việc thu hoạch dồn ứ, sản phẩm dễ xuống cấp, hư hỏng. Chị Len cho biết, gia đình trồng 12 ha dứa, sau khi trừ mọi chi phí, vụ này thu lãi hơn 1 tỷ 200 triệu đồng.
“So với các loại cây trồng khác thì dứa mang lại hiệu quả cao hơn. Như 1 ha mình trừ mọi chi phí đi rồi thì lợi nhuận cũng đạt được 100 triệu đồng. Nói chung khó khăn là đầu ra chưa ổn định. Bởi vì thương lái các nơi tự đến thu mua chứ hiện tại thì chưa đưa vào được nhà máy hay xuất khẩu”, chị Len nói.
Không riêng gì gia đình chị Len mà các hộ trồng dứa ở xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đều phấn khởi do được mùa, lại được giá. Anh Y Kem Mkan, người Ê Đê ở buôn Cư Drăm xã Cư Drăm kể: vợ chồng anh mới lập gia đình, bố mẹ cho 2 ha đất đồi để canh tác. Đất đã bạc màu, tỉa lúa hay trồng mì năng suất đều kém. Trồng keo lai thì 5 năm sau mới cho thu hoạch. Vợ chồng bàn bạc và quyết định trồng cây dứa. Cây dứa dễ trồng, nhanh cho thu hoạch. 18 tháng sau khi xuống hom đã cho thu lứa đầu. Mặt khác trồng dứa chỉ mất tiền đầu tư cây giống năm đầu nhưng thu hoạch đến 4 năm liên tiếp.
Anh Y Kem Mkan cho biết, tất cả vườn dứa của bà con trong buôn vào vụ thu hoạch này, thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đến thu mua tại chân ruộng với giá bình quân xấp xỉ 10.000 đồng/trái: “Tôi trồng dứa được mới hai năm nay. Chi phí đầu tư năm đầu tiên cũng nhiều một chút, như: mua giống, và phân bón. Một mắt giống giá từ 1.100 đến 1.200 đồng. Nhưng khi thu hoạch, so với cây khác thì trồng thì dứa mang về lợi ích kinh tế cao hơn hẳn”.
Trước đây toàn xã Cư Drăm đã phát triển đến 400 ha hồ tiêu. Đây là loại cây hy vọng thoát nghèo. Nhưng cây tiêu mới cho thu hoạch đã bị bệnh và chết hàng loạt. Nhiều gia đình vay vốn đầu tư phát triển cây tiêu đã lâm vào tình cảnh nợ nần… Toàn xã có 2.400 hộ, hiện tại vẫn còn đến 930 hộ nghèo. Ông Trịnh Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cư Drăm khẳng định: Đất đai ở Cư Drăm có độ dốc cao và bạc màu nên chỉ có thể trồng được cây keo lai và cây dứa.
“Dứa là một trong những cây dễ trồng, mà hiệu quả nhất. Ở đây kể cả đất đá mà trồng dứa vẫn cứ lên. Giống dứa là giống ca-yenne, cây rất khoẻ, quả to mà nhiều nước, có quả lên đến 5kg. Mỗi ha trồng bình quân từ 2 vạn đến 2,2 vạn cây. Một ha trừ chi phí kể cả cây giống cho đến phân bón, công trồng thì hết khoảng 70 triệu. Tính ra lãi ròng khoảng 100 triệu đồng”, ông Trịnh Văn Hùng cho biết.
Từ hàng trăm ha đất đồi dốc, rừng nghèo trước đây bị bỏ hoang thì nay đã được các hộ dân tận dụng để trồng cây keo lai, cây dứa. Chỉ riêng cây dứa, toàn xã Cư Drăm đã trồng hơn 1.000 ha, trong đó 800 ha đã đi vào kinh doanh ổn định. Ở vùng đất Cư Drăm dứa cho trái to, màu vàng sẫm và mọng mật. Cây dứa ca–yenne đã mang vị ngọt ngào trên vùng đất khó.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.