“Dính” vào tín dụng đen mà nhà đất, ô tô của doanh nhân 8x- Trần Văn Hưởng lần lượt “đội nón” ra đi.
Chàng trai 8x vùng quê lúa nước - Phù Lương (Quế Võ - Bắc Ninh), tuổi trẻ ao ước khát vọng làm giàu. Tháng 11/2017 , Trần Văn Hưởng lập Công ty TNHH một thành viên Thành Đạt, ngành nghề kinh doanh: Cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành kính, với vốn điều lệ 10 tỷ VNĐ . Vài năm đầu hoạt động khá thuận lợi, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn , nộp thuế cho nhà nước đầy đủ.
Song, “trình làng” được hai năm, công ty gặp khó khăn gay gắt, nhất là khi dịch Covid-19 xuất hiện, rồi lan rộng toàn cầu, Việt Nam không là ngoại lệ. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Công ty TNHH Thành Đạt, do đặc điểm cung ứng sản phẩm nhập ngoại gặp khó khăn hơn, nhất là đồng vốn. Ngoài phần vốn tự có, vốn vay từ hệ thống ngân hàng, còn phải tìm đến nguồn vốn ngoài luồng với lãi suất cao để duy trì kinh doanh.
Ngày 18/12/2019, Hưởng đã vay của Đào Thị Thanh, sinh năm 1968, CMTND số 125224445, do Công an tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 20/4/2015 với số tiền 3,5 tỷ VNĐ, bằng giấy viết tay, lãi suất 3.300 đồng/triệu đồng/ngày (tính ra là 120%/năm), thế chấp bằng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số CS01305, thửa đất số 269, tờ bản đồ số 31, địa chỉ thửa đất : Thôn Cầu Tự, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh , diện tích 993m2 mang tên Trần Văn Hưởng). Biết là “trái đắng” nhưng Hưởng vẫn phải ngậm ngùi vay để kinh doanh và chờ thời.
Thế rồi, từ ngày 20/12/2019-20/3/2020, Hưởng phải trả lãi 03 tháng cho Thanh là 1,050 tỷ VNĐ. Cùng ngày 20/3/2020 , Thanh yêu cầu trả lãi trước thêm 200 triệu VNĐ. Thậm tệ hơn, đến ngày 22/5/2020, Thanh lại yêu cầu tính lãi tiếp các tháng 4,5,6 với số tiền là 1 tỷ VNĐ, cộng với gốc 3,5 tỷ VNĐ , thành 4,5 tỷ VNĐ số tiền này được chia thành hai văn bản.
Văn bản thứ nhất: Hợp đồng vay với số tiền là 2,5 tỷ VNĐ (gốc 1,5 tỷ VNĐ và lãi 1 tỷ VNĐ). Thanh yêu cầu Hưởng thế chấp lại chiếc ô tô biển số BKS 99C-12951 để làm tài sản đảm bảo (Nội dung do Văn phòng công chứng A7 thành phố Bắc Ninh soạn thảo).
Văn bản thứ hai: Thanh yêu cầu Hưởng xác nhận giấy nhận tiền và chuyển nhượng thửa đất đã cầm cố với số tiền là 2 tỷ VNĐ.
Hai văn bản trên, trước sức ép của lãi suất 3.300 đồng/triệu đồng/ngày và “áp lực” của Thanh, buộc Hưởng phải ký.
Trên cơ sở hai văn bản đó, Thanh đã nhanh chóng bằng nhiều thủ đoạn, với sự tiếp sức của các đối tượng trong xới làm ăn, thửa đất số CS01305 thế chấp Thanh đã “hô biến” thành văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất mang tên chủ sử dụng – Đào Thị Thanh, trị giá 2 tỷ VNĐ; rồi lại làm văn bản tiếp theo trị giá thửa đất chỉ 200 triệu VNĐ không trừ vào gốc (Giá thực tế lúc đó không dưới 3 tỷ VNĐ). Chiếc ô tô biển số BKS 99C-12951 làm tài sản đảm bảo, hiện đang thế chấp vay vốn tại ngân hàng, Thanh cũng “hô biến” sang tên mình với giá 500 triệu VNĐ không trừ vào gốc (Giá thực tế lúc đó 800 triệu VNĐ) . Hơn thế nữa, giấy viết tay của Hưởng vay Thanh 3,5 tỷ đồng, hiện Thanh vẫn giữ, không hủy. Liệu điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với Hưởng ?
Nhận ra sự việc thì đã muộn. Với kinh nghiệm thương trường của Hưởng - một doanh nhân trẻ, tương tác với Thanh, một con người đã từng trải trong lĩnh vực cho vay tiền ngoài luồng, một chủ lớn ở xứ Kinh Bắc, còn có biệt danh “Thanh Đốp, hiện có cả một hệ thống rộng lớn trải rộng ở Bắc Ninh. Không biết có “bà đỡ” cho Thanh mà Thanh tung hoành tồn tại nhiều năm trên đất này?
Từ sự việc trên, có thể thấy Đào Thị Thanh đã và đang hành nghề cho vay ngoài luồng, cho vay nặng lãi 3.300 đồng/ngày/triệu, tính ra là lãi suất 120% /năm. Theo quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất cho vay: “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm”. Hành vi cho vay của Đào Thị Thanh trên đây được xem là tín dụng đen.
Chỉ vì tín dụng đen mà nhà đất, ô tô của doanh nhân 8x- Trần Văn Hưởng đã lần lượt “đội nón” ra đi.
Sự việc này không mới, không hiếm. Nhưng thực sự cay đắng đối với một doanh nhân trẻ. Xã hội cần lên án. Cơ quan pháp luật hãy nhanh chóng vào cuộc, trừng trị thích đáng kẻ cho vay nặng lãi, tín dụng đen.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.