Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019 | 16:5

Bài 3: Vật chứng bị bán tháo khi án đang điều tra

Sau gần 8 năm kéo dài kêu oan, cũng trong thời gian này bao hệ lụy dáng xuống đầu doanh nghiệp cho đến bước đường cùng phải phá sản.

go-trac.jpg
Lô hàng được cơ quan chức năng kiểm tra tại Đà Nẵng.

 

Cháu ruột bị bức tử, ông Trương Huy Liệu sau 12 tháng ngồi tù, bơ vơ luôn mãi kêu oan; bà Trần Thị Dung bị cấm đi khỏi nơi cư trú, toàn bộ lô gỗ trắc 535 m3, trị giá trên 300 tỷ đồng của gia đình bỏ ra bị các cơ quan tố tụng bán tháo trong khi án vẫn đang trong giai đoạn điều tra bổ sung. 

Vật chứng bị bán tháo

Sau 3 phiên xét xử sơ thẩm không thành, bởi những chứng lý trong bản cáo trạng do Công tố viên đại diện Viện kiểm sát dự quyền công tố trình bày cả 3 lần không bổ sung thêm được một bằng chứng nào để buộc tội ông Trương Huy Liệu phạm tội buôn lậu gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong 3 phiên tòa sơ thẩm không thành khi Tòa yêu cầu cần có vật chứng để giám định trở lại thì Viên Công tố này đều từ chối vì số vật chứng 535m3 gỗ trắc đã được bán đấu giá trước lúc tòa xử.

Điều 76, Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về xử lý vật chứng nêu rõ: Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do TAND hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử”.

Mặt khác, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 của Chính phủ về Nguyên tắc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, ghi rõ: Tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn… Nghiêm cấm mọi hành vi đánh tráo, chiếm đoạt, mua bán trái phép, làm mất mát, hư hỏng. Nguyên tắc bảo vệ vật chứng đã rõ. Thế nhưng, ngày 01/8/2013, ông Lê Đình Nhường ký Công văn số 431/C44-P4 gửi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (TTHN) và sau đó, ngày 02/8/2013 ký hợp đồng số 43/2013/HĐĐG với Trung tâm này về việc bán đấu giá lô gỗ vật chứng nói trên (trích công văn số 905/C44-P4 ngày 31/12/2013 của C44).

Chỉ đạo một đường, thi hành một nẻo?

Theo hồ sơ, ngày 24/9/2013, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương tổ chức họp tại Bộ Công an về việc xử lý vật chứng vụ án. Ngày 27/12, Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang thời bấy giờ bút phê tại công văn số 900/C41- C44 của Trung tướng Phan Văn Vĩnh: Đồng ý xử lý theo quy định của pháp luật. Cuộc họp đi đến kết luận, C44 phải chuyển toàn bộ lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng xử lý theo thẩm quyền. Vì thế, ông Nguyễn Mạnh Hiền, Vụ trưởng V1 ký Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 01/QĐ-VKSTC-V1, trả hồ sơ cùng tang vật lại cho C44 để điều tra bổ sung. Trong đó,  yêu cầu xử lý vật chứng thu giữ trong quá trình điều tra vụ án của Công ty Ngọc Hưng, đảm bảo có căn cứ theo quy định tại Điều 76 BLTTHS, Điều 41 BLHS và đáp ứng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo liên ngành TW tại cuộc họp ngày 24/9/2013.

Với những ý kiến trên kể cả ý kiến của Bộ trưởng Trần Đại Quang thời bấy giờ là phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, thế nhưng có lẽ “nhờ gió bẻ măng” nên ngày 27/12/2013, ông Phan Văn Vĩnh ký tiếp công văn số 900/C41-C44  về việc xử lý vật chứng vụ án buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với nội dung: “Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề xuất đồng chí Bộ trưởng cho xử lý lô gỗ là vật chứng vụ án theo hướng bán lô gỗ vật chứng của vụ án”.

Xin được nhắc lại ý kiến của Bộ trưởng Trần Đại Quang là: “Đồng ý xử lý theo quy định của pháp luật và cũng như kết luận của cuộc họp liên ngành”. Thế nhưng, không hiểu vì sao ngày 10/01/2014, TTHN vẫn hoàn tất việc bán tháo đấu giá lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng là vật chứng của vụ án đang trong giai đoạn điều tra với số tiền 63,920 tỷ đồng/300 tỷ đồng nhẹ như lông hồng. Đây có phải là một việc làm theo kiểu lợi ích nhóm?!.

 

Trên đây nhóm PV chỉ xin phép nêu khái quát tổng thể hệ thống sơ bộ lại toàn bộ diễn biến của vụ án được cho là “buôn lậu gỗ” của Cty Ngọc Hưng, Quảng Trị xảy ra tại Đà Nẵng. Mặc dù, vụ án được khởi tố cho đến nay đã gần 8 năm với 3 lần Tòa án Đà Nẵng đưa ra xét xử thì cả 3 lần đều trả hồ sơ vì không đủ căn cứ để buộc tội ông Trương Huy Liệu, Cty Ngọc Hưng phạm tội buôn lậu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó theo các bản cáo trạng lần 1 cho đến lần 3 của Viện kiểm sát Tối cao bảo thủ cho rằng, Cty Ngọc Hưng vi phạm về tội  Buôn lậu, trong đó quy kết từ 3 hành vi đó là, gỗ không có nguồn gốc-sử dụng hồ sơ giả-khai sai chủng loại. Những lập luận thiếu tính khách quan của Viện kiểm sát Tối cao đều bị các đoàn luật sư cũng như hội đồng xét xử, đặc biệt các bị cáo đều lên tiếng bác bỏ.

 

 

Nhóm PV miền Trung

Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top