Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019 | 23:55

Báo động tình trạng lợn nhập lậu qua biên giới

Trong khi dịch tả lợn châu Phi vẫn còn xuất hiện ở nhiều địa phương thì ở phía Tây Nam và phía Bắc, tình trạng vận chuyển lợn lậu đang diễn biến phức tạp.

cán-bộ-đồn-biên-phòng-phú-hội-phối-hợp-với-đoàn-kiểm-tra-liên-ngành-phòng-chống-dịch-bệnh-gia-súc-gia-cầm-huyện-an-phú-tỉnh-an-giang-tiến-hành-tiêu-hủy-lợn-nhập-lậu-qua-biên-giới-ảnh-chiến-khu.jpg
 Cán bộ Đồn Biên phòng Phú Hội phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện An Phú, tỉnh An Giang tiến hành tiêu hủy lợn nhập lậu qua biên giới (Ảnh Chiến Khu)
 
 
Ngăn chặn nhập lậu lợn qua biên giới An Giang

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn hoạt động mua bán, vận chuyển lợn thịt nhập lậu qua biên giới. Tuy nhiên, gần đây, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng An Giang đã ngăn chặn, bắt, xử lý nhiều vụ vận chuyển lợn thịt nhập lậu qua biên giới.

Chiều 18/11, Đồn Biên phòng Nhơn Hội (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện An Phú (tỉnh An Giang) tiêu hủy 30 con lợn, với trọng lượng hơn 1,8 tấn (lợn hơi còn sống) nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 17/11/2019, trong quá trình tuần tra tại xã Nhơn Hội (An Phú, An Giang), cách mốc Quốc giới 96 khoảng 150 m về phía Việt Nam, Tổ công tác chống buôn lậu của Đồn Biên phòng Nhơn Hội phát hiện một thuyền máy làm bằng vật liệu composite chạy từ hướng Campuchia về Việt Nam có biểu hiện nghi vấn.

Khi kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên thuyền máy chở 30 con lợn, tổng trọng lượng khoảng 1,8 tấn. Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số lợn trên.

Ngày 16/11/2019, Đồn Biên phòng Phú Hữu, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện An Phú tuần tra trên sông Hậu, phát hiện 1 thuyền máy vỏ gỗ chở 53 con lợn còn sống có trọng lượng hơn 3,7 tấn lợn hơi, nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số lợn nói trên.

Tiếp đến, khoảng 4 giờ 15 phút ngày 10/11/2019, tổ công tác của Đồn Biên phòng Phú Hội và Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP An Giang tổ chức tuần tra, kiểm soát tại khu vực cầu Chùa Cô, thuộc ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội (An Phú, An Giang), phát hiện 2 đối tượng đang dùng thuyền máy vận chuyển lợn chạy hướng Campuchia vào Việt Nam.

Khi thấy tổ công tác phát tín hiệu để kiểm tra các đối tượng đã tăng tốc bỏ chạy. Tổ công tác truy đuổi, khi đến địa phận ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội mới bắt giữ 2 đối tượng cùng tang vật. Kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiên trên thuyền vận chuyển 30 con lợn (trọng lượng khoảng 1,8 tấn) từ Campuchia về Việt Nam đến địa điểm nói trên thì bị bắt.

Ngày 3/11/2019, cũng tại xã xã Phú Hội (An Phú, An Giang), trong quá trình tuần tra, Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP An Giang phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện 3 đối tượng người Campuchia đang điều khiển 1 chiếc vỏ lãi vận chuyển lợn từ bên kia biên giới vào Việt Nam. Qua quá trình kiểm tra phương tiện, đội công tác có 29 con lợn (tổng trọng lượng gần 2 tấn) đều là lợn thịt nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Từ đầu tháng 11/2019 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã bắt giữ 5 vụ buôn lậu lợn từ Campuchia về Việt Nam, bắt giữ và tịch thu 165 con lợn với tổng trọng lượng gần 12 tấn, trị giá hơn 525 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến Tết Nguyên Đán 2020, tình hình buôn lậu lợn sẽ còn gia tăng, bởi hiện tại nguồn thịt lợn ở Đồng bằng sông Cửu Long không đủ cung cấp cho thị trường do dịch tả lợn châu Phi.

Theo đại tá Phan Minh Huyền, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP An Giang, hiện, giá thịt lợn ở Campuchia dao động từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg, trong khi tại tỉnh An Giang có giá khoảng 75.000 đồng/kg. Vì vậy, các đối tượng người Campuchia đã cấu kết với các đối tượng người Việt Nam vận chuyển trái phép lợn thịt từ Campuchia qua biên giới vào An Giang tiêu thụ. 

cơ-quan-chức-năng-tỉnh-lạng-sơn-vừa-bắt-giữa-xe-chở-móng-giò-lợn-và-lòng-lợn-xuất-lậu-qua-biên-giới.jpg

 Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa bắt hơn 5 tấn móng giò, lòng lợn xuất lậu qua biên giới.

 

Trước tình hình trên, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đồn Biên phòng đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn thịt qua biên giới. Đồng thời, tổ chức vận động nhân dân khu vực biên giới không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm từ lợn trái phép vào An Giang.

 

Trung Quốc giá đắt gấp đôi, bất chấp lệnh cấm ồ ạt đưa lợn qua biên

Vào dịp cuối tháng 10 vừa qua, trong buổi làm việc với doanh nghiệp và người chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu cả doanh nghiệp và người chăn nuôi tuyệt đối không được xuất khẩu lợn sang Trung Quốc.

Ngay sau đó, Bộ NN-PTNT cũng gửi công văn đến Ban Chỉ đạo 389 guốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và nước láng giềng.

Song, tại Trung Quốc do khủng hoảng bởi dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn thiếu hụt trầm trọng khi phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con lợn nên đã đẩy giá thịt lợn cao chưa từng có. Từ mức giá 44.000 đồng/kg  tháng 1/2019 nay giá thịt lợn hơi xuất chuồng  tại thị trường 1,4 tỷ dân này đã gần chạm mốc 140.000 đồng/kg, cao gấp đôi giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại Việt Nam.

Điều này khiến các thương lái ồ ạt đưa lợn sống, thịt lợn vượt biên sang Trung Quốc bất cấp lệnh cấm trước đó của Bộ NN-PTNT.

Giữa tháng 11, tại các tuyến QL3, Tỉnh lộ 211, xe chở lợn đang hàng ngày ùn ùn chở lên biên giới Cao Bằng, các đầu nậu thì dùng đủ biện pháp qua mặt các cơ quan chức năng để xuất lậu qua các đường mòn. Thời điểm diễn ra thường là khi trời bắt đầu tối tới hết đêm.

Các xe chở lợn được giao tại bãi tập kết, cách hàng rào thép gai biên giới với Trung Quốc khoảng hơn 200m. Có ít nhất hơn 10 người làm nhiệm vụ tiếp nhận và đuổi lợn sống theo lối mòn qua. Phía bên kia biên giới Trung Quốc, cũng có sẵn một tốp khoảng vài chục người tiếp nhận. Ngoài ra, còn có hàng chục xe máy chở lợn đã thịt bằng xe máy lên giao theo tuyến đường này.

Ước tính mỗi ngày có tới khoảng trên dưới 50 xe tải chở lợn tỏa đi khắp các vùng biên giới của tỉnh Cao Bằng.

Đêm ngày 15/11/2019, Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang BKS 14C-128.63 do ông Chìu Cắm Hếnh, địa chỉ: thôn Khe Và, xã Tĩnh Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là người điều khiển.

Khi kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe có 2,9 tấn chân lợn đông lạnh (loại 20kg/1 bao), 2,16 tấn lòng lợn ướp muối (loại 20kg/1 bao). Trị giá toàn bộ số hàng hóa là 220.600.000 đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số hàng trên không có nhãn hàng hóa, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Hiện, Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa và phương tiện, tiến hành phân loại, kiểm đếm thực tế.

Tại cuộc hợp khẩn của Bộ NN-PTNT tìm biện pháp tăng cung và bình ổn giá lợn chiều ngày 18/11, ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP cho biết, đang có tình trạng xuất khẩu lợn sang Trung Quốc, cả lợn thịt và lợn giống (loại lợn 10-30kg).

Mới đây, theo thông tin từ Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, bắt giữ xe ô tô tải mang biển kiểm soát 14C-128.63 do ông Chìu Cắm Hếnh (thôn Khe Và, xã Tĩnh Húc, Bình Liêu, Quảng Ninh) là người điều khiển vì có hành vi xuất lậu hàng hóa qua biên giới.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa và phương tiện, tiến hành phân loại, kiểm đếm thực tế trên xe còn đang vận chuyển số hàng cụ thể gồm: chân lợn đông lạnh, loại 20kg/1 bao, không có nhãn hàng hóa, số lượng 145 bao: 2.900 kg; lòng lợn ướp muối, loại 20kg/1 bao, không có nhãn hàng hóa, số lượng 108 bao: 2.160 kg.

Tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình liên quan đến giá thịt lợn và bình ổn thị trường những tháng còn lại của năm 2019 chiều 18/11 tại trụ sở Chính phủ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thừa nhận, thời gian qua, giá trung bình cả nước khoảng 60.000-67.000 đồng/kg lợn hơi, cá biệt có nơi đã lên tới 75.000-80.000 đồng/kg.

Theo ông Tiến, nguyên nhân là do tình trạng khan hiếm nguồn cung tại một số địa phương, nhất là ở những khu vực tiêu thụ lợn thịt tại chỗ do người chăn nuôi không bán lợn ra thị trường. 

Trong khi đó, vẫn còn hiện tượng vận chuyển lợn theo đường mòn, lối mở sang Trung Quốc. Bộ NN-PTNT đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu và hàng giả, hàng nhái 389 và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top