VKSND Tối cao đề nghị thu hồi số tiền BIDV có được từ sai phạm của ông Danh, để khắc phục thiệt hại cho nhà nước.
VKSND Tối cao vừa kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sửa một phần bản án Phạm Công Danh và đồng phạm (giai đoạn hai) sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB, hiện là CB). Viện đề nghị giữ nguyên một phần bản án sơ thẩm - thu hồi 1.633 tỷ đồng của BIDV để khắc phục hậu quả vụ án; không thu hồi trả cho ông Danh 4.500 tỷ đồng nâng vốn điều lệ của VNCB.
Theo Viện, TAND Cấp cao tại TP HCM không có căn cứ khi sửa án sơ thẩm tuyên BIDV không phải trả tiền cho CB, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước. Bởi, số tiền 1.633 tỷ đồng BIDV thu hồi nợ của VNCB là do Danh phạm tội mà có.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm tuyên thu hồi trả lại cho Danh 4.500 tỷ đồng nâng vốn điều lệ cũng "không có căn cứ", bởi thực chất vốn điều lệ của VNCB vẫn là 3.000 tỷ đồng. Vốn của ngân hàng chưa được nâng hay hạch toán với số tiền 4.500 tỷ đồng Danh cho là nộp vào tài khoản CB tại Ngân hàng Nhà nước.
VKSND Tối cao xác định, nguồn gốc số tiền này không phải của Danh mà do đi vay bằng hành vi trái pháp luật (đã bị xử lý trong giai đoạn một vụ án). Tiền đã hòa chung vào các nguồn tiền khác tại VNCB. Phạm Công Danh chỉ đạo sử dụng hết cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho VNCB, nên không có cơ sở để hoàn trả cho Danh một lần nữa.
Phạm Công Danh tại tòa hồi tháng 7/2018. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo nội dung vụ án, trong thời gian điều hành VNCB, ông Danh và đồng phạm đã thực hiện hàng loạt sai phạm để có tiền tăng vốn điều lệ, trả nợ, duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
Do không thể vay của ngân hàng do mình làm chủ, Danh chỉ đạo Phan Thành Mai và các bị cáo dùng hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay tiền tại Sacombank, BIDV (1.633 tỷ đồng) và TPBank. Do các công ty không thể trả nợ, 3 nhà băng đã thu hồi tiền từ tiền gửi của VNCB nên không thiệt hại. Tuy nhiên, việc này đã gián tiếp giúp Danh lấy tiền của VNCB.
Hồi tháng 8 năm ngoái, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt cũ là 30 năm (mức án cao nhất của tù có thời hạn); ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) nhận 4 năm tù; 44 đồng phạm còn lại lĩnh 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 10 năm tù về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Về dân sự, HĐXX tuyên 3 ngân hàng không phải trả lại số tiền đã thu hồi nợ từ VNCB nhưng phải thu hồi tiền ông Danh đã sử dụng sau khi vay tại các nhà băng. Trong đó, ông Danh sử dụng tiền vay của Sacombank để trả cho hai chi nhánh của BIDV nên hai đơn vị này phải trả lại hơn 1.633 tỷ đồng cho VNCB.
Tòa cũng ghi nhận việc ông Danh dùng 4.500 tỷ đồng trong số tiền hơn 6.100 tỷ vay của các ngân hàng để nâng vốn điều lệ nên tuyên thu hồi trả cho Danh để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo.
Không chấp nhận phán quyết này, BIDV, CB cùng nhiều bên liên quan kháng cáo. VKSND Cấp cao cũng có kháng nghị một phần bản án.
Cuối năm ngoái, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Về trách nhiệm dân sự, tòa chấp nhận kháng cáo của BIDV, sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên ngân hàng này không phải trả lại cho CB 1.633 tỷ đồng ông Danh đã vay của Sacombank để trả cho hai chi nhánh của nhà băng này.
Về việc thu hồi 4.500 tỷ đồng trả cho ông Danh, HĐXX giữ nguyên quan điểm của tòa sơ thẩm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.