Người dân tố cáo một số cán bộ thuộc UBND phường Cẩm Sơn và TP. Cẩm Phả có dấu hiệu lạm dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái quy định pháp luật liên quan tới việc thu hồi và bán trên 20.000m2 đất an sinh của dân và đất đã được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
Nhiều hộ dân sinh sống tại tổ 4, khu Cao Sơn 2 có đơn tố cáo một số cán bộ phường Cẩm Sơn và TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) có dấu hiệu lạm dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái quy định pháp luật liên quan tới việc thu hồi và bán trên 20.000m2 đất an sinh của dân và đất đã được tỉnh phê duyệt, dẫn đến khiếu kiện từ năm 2016 đến nay, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Có 6 nội dung người dân tố cáo một số cán bộ thuộc UBND phường Cẩm Sơn và TP.Cẩm Phả gửi đến Báo Kinh tế nông thôn.
Cụ thể: Một số chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai không thực hiện với người dân; Phá vườn hoa dài hơn 600m nằm dọc Quốc lộ 18A thuộc Khu Cao Sơn 1 và 2, với diện tích trên 10.000m2 để chia chác; Hợp thức hóa từ đất công thành đất tư nhân để trục lợi, nằm trong mốc lộ giới Quốc lộ 18A (đất nhà hàng Quảng Hiền và dãy nhà cấp 4 - đối diện UBND phường Cẩm Sơn) diện tích 430m2; Lấy đất an sinh của dân để bán xây dựng cây xăng, diện tích 1.085m2 để trục lợi; Chặt hạ dải cây xanh trồng hơn 20 năm để bảo vệ môi trường tại Khu 3, Cao Sơn (diện tích 11.321m2) chia thành 109 lô để bán; Bán 4.000m2 đất được quy hoạch làm nền chợ tại Khu 3, Cao Sơn.
Qua đơn thư, người dân Cẩm Sơn cho biết, năm 2015, HĐND TP. Cẩm Phả tại kỳ họp thứ 18, khóa 19 đã ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này theo hướng công nghiệp, hiện đại, văn minh.
Trong đó, TP. Cẩm Phả sẽ xây dựng con đường gom dân sinh, chạy song song đường 18A, từ cầu 1P Cẩm Đông đến cầu B5 phường Cẩm Sơn, tổng chiều dài con đường khoảng 3.100m, để giảm tải cho đường 18A, theo tiêu chuẩn đường đô thị 02 làn xe cơ giới, với hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, đèn chiếu sáng, sơn vạch kẻ đường, biển báo hiệu an toàn giao thông, tổng mức đầu tư dự án 92.812.026.000 đồng, nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố và các khoản đóng góp huy động khác. Dự án này nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và góp phần vào chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP. Cẩm Phả.
Tuy nhiên, sau khi xem xét và nghiên cứu Quyết định 431 ban hành ngày 22/2/2016 của UBND TP. Cẩm Phả về bản Quy hoạch chi tiết 1/500 (giai đoạn 1) của dự án, nhiều người dân nhận thấy, đây là “bản thống kê” thì đúng hơn, bởi vì danh sách liệt kê những công trình đã có sẵn.
Theo ông Đinh Thế Điến (tổ 4, khu Cao Sơn 2), Quyết định 431 có những điều quy định và hướng dẫn không chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, trong đó có 2 vấn đề lớn cần được làm rõ, đó là:
Công trình xây dụng đường gom dân sinh, đoạn từ cầu 1-2 phường Cẩm Đông, con đường có mặt cắt 4,5+7,5+3=15m. Những đoạn còn lại, có mặt cắt (4,5-4)+5,5+4 = (13,5-14)m, không nói rõ vị trí và giới hạn con đường.
Xây dựng những công trình mới, trong quyết định có nói đến xây dựng 01 cây xăng 10.852m², 02 khu dịch vụ 05 tầng 2(430-447)m², 01 khu dân cư chỉnh trang 10.902m², 01 khu dân cư mới 11.321m2 để xây dựng những khu này, trong quyết định không được đề cập đến (vị trí xây dựng và quỹ đất xây dựng lấy ở đâu).
Ngoài ra, khi thực hiện dự án xây dựng đường gom dân sinh, UBND phường Cẩm Sơn, Ban GPMB và BQL dự án thành phố có sự tiếp tay của một số công chức có quyền của thành phố Cẩm Phả, họ đã không tôn trọng quy hoạch mà nghị quyết HĐND TP. Cẩm Phả đã đề ra, dựa vào Quyết định 431 quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 giai đoạn 1 (có nhiều quy định không rõ ràng), dựa vào cấp huyện được thu hồi đất dôi dư, đất không người sử dụng để tổ chức bán đấu giá.
“Những công chức được giao thực hiện đã “phá” quy hoạch, xây dựng đường gom phá công trình công cộng, công trình an sinh của nhân dân, ép dân để thu hồi đất không đúng quy định của pháp luật, với chủ định đã có tính toán trước (để bán). Trong đó có cả đất trong mốc lộ giới đường 18A, khiến nhân dân trong khu vực bức xúc, đã có đơn khiếu nại lên UBND phường, lên UBND thành phố và tố cáo lên UBND tỉnh liên tục nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm”, ông Đinh Thế Điến nêu.
Ông Hoàng Văn Tỵ (tổ 4, khu Cao Sơn 2) cho rằng, những tồn tại và khúc mắc liên quan đến hàng chục nghìn mét vuông đất nằm trên địa bàn mà người dân gửi đơn thư tố cáo đến các cơ quan chức năng TP. Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016 đến nay vẫn chưa được làm rõ. UBND TP. Cẩm Phả cũng có văn bản phải hồi với dân, nhưng thiếu thuyết phục và còn bao che cho sai phạm?!
Để làm rõ nội dung đơn thư bạn đọc phản ánh, Báo Kinh tế nông thôn đã cử phóng viên liên hệ với UBND TP. Cẩm Phả nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ lãnh đạo thành phố này.
Còn nhiều tình tiết của nội dung đơn thư tố cáo của người dân (tổ 4, khu Cao Sơn 2), Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Một số hình ảnh về dự án đường gom dân sinh bị người dân tố có nhiều sai phạm:
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.