Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016 | 2:2

Cần có những thay đổi mạnh mẽ trong XDNTM

Thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, cần có những thay đổi mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đường quốc lộ khang trang ở xã văn hóa Đa Phước (An Phú - An Giang).

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh lý giải, rõ ràng không thể phủ nhận tính đúng đắn và những kết quả chương trình đã đạt được trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn ở một số địa phương, nhưng không thể không đặt vấn đề về mức độ tương xứng của kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, cũng như không thể phớt lờ những hệ lụy nghiêm trọng, lâu dài mà nhiều xã, nhiều gia đình nông thôn, đặc biệt là những gia đình nghèo phải gánh chịu.

Tại Bình Phước, tổng vốn đầu tư trung bình trong một đồ án quy hoạch được phê duyệt cho một xã nông thôn mới khoảng 175 tỷ đồng. Bình Phước có 100 xã như vậy, tổng vốn để Bình Phước triển khai công việc này đến năm 2025 là 175.000 tỷ đồng, chia cho 11 năm, tính ra mỗi năm Bình Phước phải chi 15.000 tỷ đồng cho riêng chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó, mỗi năm ngân sách tỉnh thu khoảng 4.000 tỷ đồng. Như vậy, lời giải cho nông thôn mới tỉnh Bình Phước hiện nay nói riêng và cả nước nói chung phải ưu tiên cho sản xuất và giao thông nông thôn trước để kết nối và tạo ra của cải cho xã hội, sau đó mới phát triển hạ tầng.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, tuy xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, sâu rộng, tạo được bước đột phá đáng kể, làm cho bộ mặt nông thôn ở từng địa phương có những thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có những cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao, cảnh quan môi trường cũng được đổi mới nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế như: Nguồn lực đầu tư cho chương trình chưa đáp ứng yêu cầu bức thiết của các địa phương và chưa tính kỹ đến các miền, vùng, dẫn đến tiến độ thực hiện chậm và thiếu đồng đều. Ví dụ, vùng Đông Nam Bộ 46,4%, sông Hồng 43,8% nhưng miền núi phía Bắc chỉ 8,2%; một số tiêu chí đưa ra bất hợp lý gây lãng phí như tiêu chí về chợ, trung tâm bưu điện. Không ít chợ xây xong đã lãng phí trong lúc đó lại thiếu tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, đặc biệt là các nhà văn hóa ở từng thôn, bản; tư duy của người dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa mạnh; nhiều xã chạy theo thành tích, huy động quá sức dân, huy động cả hộ nghèo, người cao tuổi và cả những hộ chính sách…

Đại biểu Phương nhấn mạnh, Chính phủ cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và không đánh đồng tiêu chí chung trong xây dựng nông thôn mới, vì mỗi vùng miền có  đặc điểm kinh tế khác nhau và điều kiện về các mặt khác nhau. Quốc hội và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, các xã vùng núi, vùng bãi ngang, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ.

“Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, tái cơ cấu phải gắn chặt với tái cơ cấu kinh tế chung của đất nước. Chúng ta phải coi đây là một nội hàm trong tái cơ cấu kinh tế. Đây cũng là nội dung chính của việc công nghiệp hóa nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ, tập trung giải quyết cho được, không chỉ là câu chuyện xây dựng nông thôn mới mà còn là quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng đánh giá: Đây là chương trình liên tục, kéo dài, bền bỉ, không phải một giai đoạn nhất định. Từng giai đoạn phải có giải pháp nhất định, phải hết sức kiên trì, đồng bộ, tất cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế vào cuộc, người dân xác định là chủ thể vấn đề này vào cuộc thì mới thành công.

Qua 5 năm thực hiện, Bộ trưởng đồng tình với bài học rất quan trọng được rút ra trong quá trình thực hiện, đó là: “Nơi nào chủ động, sáng tạo, dân chủ, quyết liệt, khó khăn đến mấy cũng hoàn thành”.

- Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay có 2.061 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, chiếm 23% và có 27 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đã giảm rõ rệt, từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015.

- Năm 2015, nợ đọng XDNTM là 15.000 tỷ đồng.

D.Thanh

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top