Cần mở rộng điều tra vụ án làm giả hồ sơ đất đai tại xã Quỳnh Châu
Cơ quan Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Phó bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Châu và ông Hoàng Văn Chắt, nguyên cán bộ Văn phòng ĐKĐĐ (đã nghỉ hưu) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngoài ra, Cơ quan Công an huyện Quỳnh Lưu còn khởi tố, bắt giam 2 đối tượng khác đều trú tại xã Quỳnh Châu về tội "Đưa hối lộ".
Trước đó, Công an huyện Quỳnh Lưu đã khởi tố, bắt giam Lê Thị Hương Giang, nguyên cán bộ địa chính xã Quỳnh Châu về tội "Giả mạo trong công tác".
Đến nay, đã có 5 đối tượng tại xã Quỳnh Châu và huyện Quỳnh Lưu liên quan vụ án làm giả hồ sơ đất bị khởi tố, bắt giam.
Trước đó, Tạp chí Kinh tế nông thôn và các cơ quan báo chí phản ánh về sai phạm về đất đailiên quan đến bà Lê Thị Hương Giang và ông Nguyễn Bỉnh Khảng cùng đường dây “nhóm lợi ích”, cơ quan Công an huyện Quỳnh Lưu khẩn trương vào cuộc điều tra.
Bằng thủ đoạn tẩy xóa, chỉnh sửa hồ sơ địa chính đầy "ma quái", nguyên cán bộ địa chính xã Quỳnh Châu cùng "nhóm lợi ích", trong đó có ông Nguyễn Bỉnh Khảng thời kỳ giữ chức Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu, đã “hô biến” hàng nghìn mét vuông đất lâm nghiệp (đất rừng) thành đất ở một cách trái pháp luật, khiến ngân sách Nhà nước thất thu hàng chục tỷ đồng.
Người dân cho rằng, sai phạm nêu trên của ông Nguyễn Bỉnh Khảng và ông Hoàng Văn Chắt có sự “giúp sức” của đồng phạm trong việc xem xét, thẩm định những bộ hồ sơ gian dối mà xã Quỳnh Châu trình lên UBND huyện Quỳnh Lưu để “ký” cấp bìa đất cho hàng chục trường hợp từ đất rừng thành đất ở, với diện tích lên đến nhiều nghìn mét vuông.
Đây là hành vi tiếp tay, đồng lõa với sai phạm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng đã được người dân gửi đơn tố cáo, tố giác tội phạm và báo chí phản ánh, đề nghị Cơ quan Công an huyện Quỳnh Lưu tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Trong đó, cần điều tra, làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các cá nhân liên quan gồm: ông Nguyễn Bỉnh Hồng, Chủ tịch MTTQ xã Quỳnh Châu (có tên trong danh sách lập biên bản “khống” - Biên bản xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đóng dấu đỏ) cho gia đình ông Thái Doãn Cường dựa trên một cuộc họp “không có thật” nhưng vẫn có đầy đủ chữ ký của thành thành viên tham dự vào ngày 5/5/2017. Một Biên bản không thông qua cuộc họp nhưng vẫn được các vị chức sắc ký tên, đóng dấu là vi phạm pháp luật, phục vụ cho một mưu đồ có tổ chức.Hiện trường thửa đất hoang số 73 và một phần tường bao của nhà cụ Vũ Thị Tuận ở xóm 1 bị chính quyền xã Quỳnh Châu cưỡng chế, đập bỏ.
Tiếp đến là bà Vũ Thị Bích Hằng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu; ông Nguyễn Đình Thắng, nguyên Giám đốc Văn phòng cấp đất huyện Quỳnh Lưu; ông Đặng Ngọc Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu,.... là những người có liên quan đến công tác xem xét, thẩm định, xét duyệt, ký/cấp bìa đất cho những bộ hồ sơ “gian dối” mà người dân xã Quỳnh Châu đã làm đơn tố cáo, tố giác tội phạm gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và Trung ương thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, Cơ quan công an huyện Quỳnh Lưu cần thụ lý, giải quyết đơn thư của gia đình cụ Vũ Thị Tuận (sinh năm 1934) xóm 1, xã Quỳnh Châu, tố cáo hành vi chỉnh sửa, tẩy xóa, làm sai lệch số liệu địa chính nghiêm trọng tấm Bản đồ gốc 299 (lưu tại UBND xã Quỳnh Châu), liên quan đến thửa đất số 71 và 73 (xóm 1) - thời kỳ bà Lê Thị Hương Giang làm cán bộ địa chính, ông Nguyễn Bỉnh Khảng đương nhiệm chức Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu.
Theo gia đình cụ Tuận, số liệu địa chính trong Bản đồ 299 bị chỉnh sửa, tẩy xóa nên hồ sơ vụ án bị chệch sang hướng khác, dẫn đến các cấp tòa án tại tỉnh Nghệ An đưa ra phán quyết là gia đình cụ Tuận lấn chiếm đất công, xây tường rào bịt lối đi nhà hàng xóm một cách rất oan ức.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, cho rằng, mấu chốt của vụ việc chính là phải truy tìm, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm cán bộ địa chính hoặc lãnh đạo UBND xã Quỳnh Châu (thời kỳ nào đó) đã chỉ đạo cho cán bộ địa chính chỉnh sửa, tẩy xóa Bản đồ 299 liên quan đến thửa đất số 73 và thửa đất số 71.
Hơn nữa, tính pháp lý của Bản đồ bị chỉnh sửa, tẩy xóa lưu tại UBND xã Quỳnh Châu tại sao lại được tòa án các cấp tỉnh Nghệ An chấp thuận để xét xử, tuyên án; trong khi đó lại “lờ” đi Bản đồ 299 do Sở TN&MT lưu trữ cung cấp là có sự khuất tất? Cũng cần được xem xét trách nhiệm.
Hành vi chỉnh sửa, tẩy xóa này là cực kỳ nguy hiểm, làm “đổi trắng thay đen”, phục vụ cho một mưu đồ xấu, xâm phạm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy cho công tác quản lý địa chính trên địa bàn; từ đó phát sinh mâu thuẫn, đơn thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài gây mất niềm tin của người dân vào cấp chính quyền cơ sở…
"Sẽ còn bao nhiêu thửa đất, bìa đỏ của người dân, đất công ích tại xã Quỳnh Châu bị chỉnh sửa, tẩy xóa giống như thửa đất số 73 và thửa đất số 71 (tại xóm 1), rất cần cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm luật này" – ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.