Tiếp bài về Bản đồ 299 bị tẩy xóa ở xã Quỳnh Châu: Ra quyết định cưỡng chế kiểu “áp đặt”!
Mặc dù Bản đồ 299 bị tẩy xoá, chỉnh sửa làm sai lệch số liệu địa chính thửa đất số 73 và thửa đất số 71, thế nhưng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu vẫn ký quyết định “Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” đối với gia đình cụ Vũ Thị Tuận?
Việc thực thi công vụ mang tính chất “áp đặt” khiến gia đình cụ Vũ Thị Tuận (SN 1934) phải chịu nhiều điều tiếng vì có hành vi lấn chiếm đất công, xây bịt lối đi nhà hàng xóm.
Bản đồ bị tẩy xóa, xã vẫn ra quyết định cưỡng chế
Như Kinh tế nông thôn đã thông tin về vụ việc tranh chấp lối đi nhưng tình tiết Bản đồ 299(lập năm 1987) lưu tại UBND xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị chỉnh sửa, tẩy xoá (liên quan đến thửa đất hoang 73 và 71) tại xóm 1 là có chủ đích. Tuy nhiên, năm 2019, ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu (giai đoạn 2010 – 2020) vẫn ký Quyết định hành chính số 36/QĐ-CCXP “Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” đối với gia đình cụ Vũ Thị Tuận.
Việc chỉnh sửa, tẩy xóa số liệu thửa đất số 73 và thửa đất số 71 trong Bản đồ 299 tại xã Quỳnh Châu là vô tình hay cố ý, nhằm biến tấu cho một hành vi mờ ám, đầy khuất tất?!
Theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, ngày 2/10/2019, tại Công văn số 5534/STNMT-ĐĐBĐVT ngày 2/10/2019 của Sở TN&MT tỉnh Nghệ An phúc đáp những kiến nghị của TAND huyện Quỳnh Lưu khẳng định, vị trí thửa đất 73, tờ số 8, Bản đồ 299/TTg có diện tích 250m2, loại đất hoang thể hiện là H - tức thửa đất hoang. Tuy nhiên, trên Bản đồ 299/TTg lưu tại UBND xã Quỳnh Châu thì vị trí này có thể hiện ranh giới khép kín tạo thành thửa đất, nhưng không có các ký hiệu về số thửa, diện tích và loại đất.
Ngày 16/6/2021, ông Vũ Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu xác nhận với phóng viên là Bản đồ 299 lưu tại xã bị chỉnh sửa, tẩy xóa liên quan thửa đất số 73 hoàn toàn là sự thật. Thửa đất số 71 gia đình cụ Vũ Thị Tuận cũng bị tác động, chỉnh sửa thêm một vạch bút bi kẻ ngang ngay vị trí cổng ngõ (gần vị trí xây tường bao xảy ra tranh chấp lối đi).
Là bị đơn trình bày tại tòa án, ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu thừa nhận, quá trình hình thành con đường đi từ nhà ông Biên qua một phần đất bà Tuận như sau: “Trước những năm 1980 thì hai nhà có 2 con đường đi riêng biệt. Sau khoảng năm 1980, gia đình ông Biên thỏa thuận với gia đình bà Tuận một phần đất giáp ranh với gia đình ông Hường, bà Tuận để mở một con đường đi xuống nhà con ông là anh Nguyễn Đình Sắc cho thuận tiện (thỏa thuận bằng miệng) và con đường đó được duy trì đến năm 2010 thì xảy ra tranh chấp do gia đình bà Tuận làm lại nhà và xây tường bao lấn chiếm một phần con đường”…
Từ những bằng chứng nêu trên có thể khẳng định, thửa đất số 73 và 71, Bản đồ 299 lưu tại xã Quỳnh Châu bị chỉnh sửa, tẩy xóa là có thật. Nhưng không hiểu vì sao năm 2019, ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu vẫn có thể ký Quyết định cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả đối với gia đình cụ Vũ Thị Tuận là rất vô lý và không thể chấp nhận được.
Một người “nhập” thành hai vai!
Quá trình thu thập và phân tích tài liệu, phóng viên còn phát hiện thêm một tình tiết “khá lạ” trong Quyết định hành chính số 36/QĐ-CCXP do ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu ký xác lập được dựa trên Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả số 100/QĐ-KPHQ ngày 26/6/2018 của Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu.
Trong khi Quyết định số 100/QĐ-KPHQ lại dựa trên căn cứ Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai số 01/BB-VPHC của UBND xã Quỳnh Châu (ngày 17/11/2014) được lập sơ sài, trái quy định của pháp luật, không có giá trị về mặt pháp lý:
Thứ nhất, trong Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC ngày 17/11/2014 được ông Vũ Văn Thế (Cán bộ địa chính – xây dựng) và ông Đàm Văn Đình (Công an viên) xã Quỳnh Châu xác lập, không có người làm chứng, không có người/tổ chức bị thiệt hại, không có chữ ký của người vi phạm...
Thứ hai, thành phần người lập biên bản và người chứng kiến mâu thuẫn nhau: Ông Đàm Văn Đình phần đầu là công an viên nhưng phần sau trở thành người chứng kiến. Như vậy ông Đàm Văn Đình cùng một lúc nhập thành hai vai, vừa đại diện cho chính quyền, vừa đại diện người làm chứng?
Thứ ba, Quyết định Cưỡng chế số 36 nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, gồm: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm (tháo dỡ, tường bao trái phép trên đất công cộng (đất giao thông) do UBND xã quản lý). Diện tích đất 85m2, tường bao dài 18m x cao 1,7m = 30,6m2 (trên tường có hàng rào sắt). Trả lại lối đi vào thửa đất số 72, 63 cho gia đình bà Nguyễn Thị Ngãi sử dụng, đảm bảo lối đi cho công dân theo quy định của pháp luật”…
Tuy nhiên, tại Biên bản hành chính lập năm 2014, UBND xã Quỳnh Châu không nêu rõ và cụ thể hành vi lấn chiếm từ điểm nào đến điểm nào? tọa độ nào? diện tích bao nhiêu? Dài - rộng như thế nào để đưa ra con số 85m2 và các số liệu liên quan.
Dư luận cho rằng, một khi số liệu địa chính thửa đất số 73, Bản đồ 299 đã bị tẩy xóa thì ông Nguyễn Bỉnh Khảng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu không có đủ căn cứ để làm cơ sở ký Quyết định số 36 và quy kết gia đình cụ Tuận chiếm đất tường bao dài 18m x cao 1,7m = 30,6m2 (trên tường có hàng rào sắt), diện tích là 85m2 đoạn ngăn bịt từ cổng đến đất nhà ông Đỉnh dài 4,5 m x cao 1,7 m = 7,6m2?
Thiết nghĩ, một quyết định cưỡng chế được lập dựa trên một biên bản không đúng luật thì liệu có đúng với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như kết luận của Tòa án cấp Sơ thẩm và Phúc thẩm tại tỉnh Nghệ An xét xử hay không?
Cần điều tra, xử lý nghiêm hành vi tẩy xóa Bản đồ 299
Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cho rằng, mấu chốt của vụ việc chính là phải truy tìm, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm cán bộ địa chính hoặc lãnh đạo UBND xã Quỳnh Châu (thời kỳ nào đó) đã chỉ đạo cho cán bộ địa chính chỉnh sửa, tẩy xóa Bản đồ 299 liên quan đến thửa đất số 73 và thửa đất số 71.
Hơn nữa, tính pháp lý của Bản đồ bị chỉnh sửa, tẩy xóa lưu tại UBND xã Quỳnh Châu tại sao lại được tòa án các cấp tỉnh Nghệ An chấp thuận để xét xử, tuyên án; trong khi đó lại “lờ” đi Bản đồ 299 do Sở TN&MT lưu trữ cung cấp là có sự khuất tất? Cũng cần được xem xét trách nhiệm.
Hành vi chỉnh sửa, tẩy xóa này là cực kỳ nguy hiểm, làm “đổi trắng thay đen”, phục vụ cho một mưu đồ xấu, xâm phạm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy cho công tác quản lý địa chính trên địa bàn; từ đó phát sinh mâu thuẫn, đơn thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài gây mất niềm tin của người dân vào cấp chính quyền cơ sở…
"Sẽ còn bao nhiêu thửa đất, bìa đỏ của người dân, đất công ích tại xã Quỳnh Châu bị chỉnh sửa, tẩy xóa giống như thửa đất số 73 và thửa đất số 71 (tại xóm 1), rất cần cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm luật này" – ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.