Thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống qua biên giới, đặc biệt từ phía Bắc vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9,…
Trước tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống từ Trung Quốc gia tăng, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có công văn số 6287/BNN-TY yêu cầu Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, UBND các tỉnh kiểm soát chặt.
Cụ thể, theo nội dung công văn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, qua phản ánh của người dân và một số cơ quan truyền thông, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống qua biên giới, đặc biệt từ phía Bắc vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9,… làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều văn bản gửi các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép gia cầm giống qua biên giới phía Bắc vào Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm nêu trên chưa được xử lý triệt để và có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép gia cầm giống qua biên giới vào Việt Nam.
Đối với Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ NN&PTNT đề nghị chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào Việt Nam.
Với các tỉnh, thành phố Bộ đề nghị tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở.
Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương; Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép ra, vào Việt Nam.
Được biết, thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ nhập lậu gia cầm giống từ Trung Quốc. Mới đây nhất, đêm 8/9, Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội biên phòng Quảng Ninh) đã bắt quả tang Đoàn Văn Bách (31 tuổi, trú xã Tiền An, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) và Nguyễn Văn Hà (21 tuổi, trú xã Bình Ngọc, TP.Móng Cái) đang điều khiển xuồng máy không đăng ký, đăng kiểm, chở 10.000 con gà giống. Sau đó, cơ quan chức năng đã thu giữ, tiêu hủy số gà trên, phạt hai đối tượng mỗi người 5 triệu đồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.